#Bài viết : NƯỚC YẾN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG và những lưu ý khi sử dụng
Bệnh tiểu đường có uống được nước yến không sử dụng nước yến cho người tiểu đường như thế nào để giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu, đồng thời hấp thu hết giá trị dinh dưỡng từ tổ yến? Băn khoăn này của bạn sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây! Cùng Nàng Yến khám phá nhé!
Bạn đang xem: NƯỚC YẾN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG VÀ NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
VÀI NÉT VỀ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG ( ĐÁI THÁO ĐƯỜNG )
Bệnh tiểu đường, thường được gọi là bệnh đái tháo đường, là hậu quả của việc giảm hormone insulin từ tuyến tụy. Đây được coi là một rối loạn chuyển hóa liên quan đến protein, cacbohydrat và mỡ. Các triệu chứng điển hình bao gồm mức đường huyết cao không bình thường, khát nước mạnh và thường xuyên đi tiểu vào ban đêm.
Các Biến chứng của Bệnh tiểu đường
- Biến chứng mạch máu lớn và nhỏ: Bao gồm bệnh động mạch ngoại vi (PAD), bệnh tim mạch (CVD), bệnh mạch máu não, biến chứng mạch máu nhỏ như bệnh mạch máu ngoại biên tiểu đường, bệnh thận tiểu đường, bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thần kinh tiểu đường. Rối loạn chức năng mô nội mạc mạch máu đóng vai trò quan trọng trong cả hai loại biến chứng này (Paul, Ali, & Katare, 2020).
- Yếu tố gen di truyền: Có một phần gen di truyền rõ ràng đối với cả bệnh tiểu đường và biến chứng của nó (Cole & Florez, 2020).
- Biến chứng cấp tính: Bao gồm hôn mê ketoacidotic tiểu đường và trạng thái hyperglycemic hyperosmolar. Biến chứng lâu dài bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh thận mạn tính, loét chân và tổn thương mắt
- Biến chứng nặng khác: Gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, suy thận mạn, tổn thương võng mạc và loét chân (Jaiswal, Negi, & Pal, 2021).
- Biến chứng ảnh hưởng đến các cơ quan khác nhau: Bao gồm thận, võng mạc, hệ thống tim mạch, thần kinh và gan
- Bệnh thần kinh tự trị tiểu đường của hệ tiêu hóa: Gây biến chứng như tăng cường bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, chứng đau dạ dày, tiêu chảy mạn tính hoặc mất kiểm soát phân
- Vai trò của lipid và chuyển hóa lipid: Trong phát triển bệnh thận tiểu đường, bệnh võng mạc tiểu đường và bệnh thần kinh tiểu đường
Phạm vi và Tần suất Bệnh tiểu đường
Theo báo cáo của Liên đoàn Đái Tháo Đường Thế giới (IDF) năm 2017, có đến 425 triệu người trong độ tuổi từ 20 đến 79 trên toàn cầu mắc phải bệnh tiểu đường. Con số này dự kiến sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045. Do đó, bệnh đái tháo đường đang trở thành một vấn đề y tế toàn cầu.
Phương pháp điều trị Bệnh tiểu đường
Hiện không có thuốc chữa trị hoàn toàn bệnh tiểu đường. Phương pháp điều trị hiện nay mà các bác sĩ khuyến nghị là kết hợp việc dùng thuốc kiểm soát đường huyết với chế độ ăn uống lành mạnh. Người bệnh cần tập luyện thể dục thường xuyên để duy trì mức đường trong máu ổn định.
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn uống
Khi áp dụng chế độ ăn uống, người bệnh tiểu đường thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm, đặc biệt là các thực phẩm cao cấp, bổ dưỡng như yến sào. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là liệu người mắc bệnh tiểu đường có nên dùng yến sào hay không?
CÓ NÊN DÙNG NƯỚC YẾN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG?
Vậy Bệnh tiểu đường có uống được nước yến không ? Nói về hàm lượng dinh dưỡng, các vi chất thiết yếu và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe, khó có một thực phẩm tự nhiên nào vượt mặt yến sào.
Tác dụng của nước yến cho người tiểu đường
Khoa học đã chứng minh thành phần yến sào rất giàu protein, 18 loại axit amin cùng 31 loại vi khoáng chất rất có lợi cho sức khỏe.
Đặc biệt, phải kể đến những thành phần như:
- Lucine (4.56%): Có khả năng điều chỉnh lượng đường trong máu.
- Phenylanin: Giúp điều tiết việc đông máu, đường huyết và tăng cường trí nhớ cho người già.
- Axit amin Isoleucine (2,04%): Có tác dụng điều tiết, bão hòa lượng đường trong máu, góp phần hình thành hemoglobin.
Chính vì vậy, sử dụng nước yến cho người tiểu đường thực sự rất tốt cho việc bồi bổ sức khỏe và kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
Xem thêm : Từ láy có vần V là gì?
Tuy nhiên, việc dùng nước yến cho người tiểu đường cũng có khác biệt rất lớn so với người bình thường. Cho nên người bệnh nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để có cách dùng nước yến cho người tiểu đường hiệu quả nhất.
Nước yến cho người tiểu đường: Nên hay không nên dùng?
Việc sử dụng yến sào cho người mắc bệnh tiểu đường đã được khám phá trong một số nghiên cứu, nêu bật những lợi ích tiềm năng của nó:
- Một nghiên cứu cho thấy tổ yến thủy phân (HBN) đã cải thiện chức năng tế bào β và tín hiệu insulin ở chuột mắc bệnh tiểu đường loại 2. Nó làm giảm đáng kể lượng đường huyết lúc đói, nồng độ insulin trong huyết thanh và các cytokine gây viêm trong huyết thanh. HBN cũng làm tăng biểu hiện protein của insulin và các chất vận chuyển glucose ở đảo tụy, gan và cơ xương, cho thấy những lợi ích tiềm năng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường
- Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng chiết xuất nước của tổ yến thủy phân có thể bảo vệ chống lại stress oxy hóa do tăng đường huyết gây ra và rối loạn chức năng nội mô ở chuột mắc bệnh tiểu đường. Điều này cho thấy vai trò tiềm năng của nó trong việc bảo tồn chức năng nội mô và kiểm soát các biến chứng của bệnh tiểu đường (Murugan và cộng sự, 2020) .
- Tổ yến (EBN) ngăn chặn tình trạng kháng insulin do chế độ ăn nhiều chất béo gây ra ở chuột. EBN đã ngăn chặn sự xấu đi của các chỉ số trao đổi chất và sự thay đổi phiên mã ở các gen truyền tín hiệu insulin do chế độ ăn nhiều chất béo, cho thấy nó có thể được sử dụng như một thực phẩm chức năng để ngăn ngừa tình trạng kháng insulin (Zhang Yida và cộng sự, 2015) .
- Những nghiên cứu này cho thấy tổ yến có thể mang lại lợi ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường và các biến chứng của nó. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là những nghiên cứu này chủ yếu được thực hiện trên mô hình động vật và cần nghiên cứu thêm để xác nhận những tác động này ở người. Giống như bất kỳ chất bổ sung nào, những người mắc bệnh tiểu đường nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe trước khi kết hợp tổ yến vào chế độ ăn uống của mình.
GỢI Ý CHƯNG YẾN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG ĐÚNG CÁCH
Nhắc đến yến sào người ta sẽ nghĩ ngay đến món yến chưng đường phèn – cách chế biến đơn giản và giữ lại được nhiều hàm lượng dưỡng chất nhất.
Tuy nhiên, chế biến nước yến cho người tiểu đường không nên áp dụng cách này vì đường phèn sẽ gây tăng lượng đường huyết trong máu của người bệnh.
Thay vào đó, bạn có thể chế biến yến sào bằng cách chưng cách thủy không cho đường phèn hay bất cứ loại đường nào khác.
Để món ăn thơm ngon và hấp dẫn, đồng thời có một chút ngọt thì có thể chưng yến cùng táo tàu, bạch quả, hạt sen, hạt chia,…
Ngoài ra, bạn cũng có thể chưng yến cho người tiểu đường kết hợp với các món mặn như gà ác hầm tổ yến, cháo thịt bằm tổ yến,… vừa đảm bảo dinh dưỡng lại chứa rất ít đường và tinh bột nên rất tốt cho người bệnh tiểu đường.
Món tổ yến chưng táo tàu:
- Sử dụng 4g tổ yến tinh chế và 3 quả táo tàu.
- Ngâm tổ yến trong nước lạnh khoảng 15 phút để yến nở ra.
- Táo tàu rửa sạch.
- Cho yến và táo tàu vào chén nhỏ, đổ xâm xấp nước.
- Chưng cách thủy khoảng 20 phút và thưởng thức.
Món cháo tổ yến gạo mầm:
– Nguyên liệu cần có: 4g tổ yến, 20g thịt bằm, nửa chén gạo mầm nhỏ, gia vị và rau hành ngò.
– Yến sào đem ngâm cho nở rồi vớt ra đem chưng cách thủy 20 phút.
– Gạo mầm đem ngâm 40 phút sau đó nấu thành cháo, nêm gia vị vừa ăn. Sau đó cho thêm thịt bằm vào cháo để tăng hương vị thơm ngon.
– Thêm yến đã chưng sẵn vào cháo, khuấy đều trong 5 phút rồi thêm hành ngò cho thơm ngon hấp dẫn hơn. Ăn ngay khi còn nóng.
Xem thêm : Nên làm gì trước và sau đêm giao thừa để may mắn cả năm ?
Ngoài ra bạn có thể lựa chọn nước yến cho người tiểu đường chưng sẵn ở các siêu thị, cửa hàng yến sào uy tín. Nước yến không đường và nước yến không béo được xem là những lựa chọn tốt nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI DÙNG NƯỚC YẾN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Mặc dù nước yến cho người tiểu đường có tác dụng rất tốt và giúp ổn định lượng đường trong máu nhưng không vì vậy mà bạn lạm dụng quá nhiều.
Một vài lưu ý dưới đây sẽ giúp người bệnh tiểu đường sử dụng yến sào và nước yến sào tốt nhất với tình hình bệnh tật của họ:
- Tùy vào tình trạng bệnh, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng yến cho người tiểu đường.
- Sử dụng yến cho người tiểu đường với liều lượng vừa phải. Theo khuyến cáo, bệnh nhân tiểu đường có thể dùng yến sào 2 lần mỗi tuần, khoảng 3 – 5g yến sào/lần.
- Nên dùng nước yến cho người tiểu đường một cách đều đặn để dưỡng chất trong yến sào phát huy công dụng tốt nhất lại không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Khi chế biến yến sào cho người bệnh tiểu đường phải chú ý loại bỏ đường phèn và bất cứ loại đường nào khác hoặc các thực phẩm chứa nhiều đường.
- Đối với yến cho người tiểu đường chưng sẵn cần phải mua ở địa chỉ uy tín để có được những hũ yến chất lượng, không lo mua nhầm nước yến hóa chất, “tiền mất tật mang”.
NÀNG YẾN ĐEM ĐẾN GIẢI PHÁP NƯỚC YẾN CHO NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG
Với hơn 8 năm kinh nghiệm trong nghề nuôi yến và chế biến yến sào, Nàng Yến đã phát triển rất nhiều dòng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Với người bệnh tiểu đường, nước yến chưng sẵn không đường không béo của Nàng Yến là một lựa chọn tối ưu nhất.
Dòng sản phẩm tiện dụng, có thể dùng ngay sau khi mở nắp giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian chế biến lại tận hưởng được nguyên vẹn giá trị dinh dưỡng có trong tổ yến.
Nàng Yến cam kết đem đến tổ yến 100% nguyên chất trong tất cả sản phẩm, được kiểm định gắt gao bởi những tổ chức uy tín giúp người dùng tận hưởng niềm vui sức khỏe và những món quà tinh thần giá trị.
YẾN CHƯNG SẴN TIỆN DỤNG
Nguồn dinh dưỡng từ 100% yến sào nguyên chất Chưng ngay khi đặt hàng – Khẩu phần từ chuyên gia
Không chất bảo quản – chưng với nước ION kiềm , Yến tươi mới chưng hàng ngày – Giao ngay trong 3 giờ tại TP.HCM.
Địa chỉ: 107/11 Vườn Chuối, P4, Q3, Tp.HCM
… Bấm gọi NGAY để đặt hàng :
0917 192 193
XEM COMBO SIÊU TIẾT KIỆM : CLICK HERE
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp