Năm 1988, Bảo Châu tham dự kỳ thi Olympic Toán quốc tế tại Australia và giành huy chương Vàng. Năm sau, anh tiếp tục giành huy chương vàng Olympic Toán quốc tế tại Đức. Cũng trong năm 1989, anh sang Pháp học tại ĐH Paris 6 và bảo vệ luận án tiến sĩ khi mới 25 tuổi tại ĐH Sư phạm Paris – ngôi trường danh tiếng bậc nhất nước Pháp. Năm 2003, ở tuổi 31, anh hoàn thành luận án habilitation (tương đương tiến sĩ khoa học) tại ĐH Paris 11 và đầu năm sau trở thành giáo sư của đại học này. Năm 2005, ở tuổi 33, Ngô Bảo Châu được đặc cách phong hàm giáo sư và trở thành giáo sư trẻ tuổi nhất Việt Nam. Năm 2007, sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của Chương trình Langlands, anh được trao Giải thưởng Oberwolfach của Đức, Giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp. Từ năm 2007 đến nay, GS Ngô Bảo Châu trở thành giáo sư đặc biệt tại Viện Toán học Việt Nam và tháng 9 tới, GS Ngô Bảo Châu sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán ĐH Chicago (Mỹ). Đầu tháng 8, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã mời Ngô Bảo Châu về Việt Nam công tác và đóng góp cho chương trình nhằm đưa nước ta trở thành cường quốc về Toán. Chính phủ cũng đã phê duyệt Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2010-2020, với tâm điểm là xây dựng Viện Nghiên cứu cấp cao về Toán. Ngày 19/8/2010 tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad, Ấn Độ, bà Pratibha Patil – Tổng thống Ấn Độ đã trao huy chương Fields – giải thưởng cao quý nhất trong lĩnh vực toán học cho GS Ngô Bảo Châu. Đây là niềm tự hào của người Việt Nam nói chung, của thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, khi trí tuệ Việt vươn lên đỉnh cao của khoa học nhân loại và được khẳng định trên trường quốc tế.
Bạn đang xem: Giáo sư Ngô Bảo Châu
Bà Pratibha Patil – Tổng thống Ấn Độ trao huy chương Fields – giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới cho GS Ngô Bảo Châu.
Xem thêm : Học dân lập có được thi đại học không?
Khi Đại hội Toán học thế giới vừa xướng tên GS Ngô Bảo Châu đoạt giải Fields, những người có mặt như vỡ òa ra trong niềm vui khôn tả, tự hào vì người Việt Nam đã chinh phục được đỉnh cao của nền khoa học nhân loại.
GS. Ngô Bảo Châu (thứ hai, bên trái) cùng các nhà Toán học quốc tế tại lễ khai mạc Đại hội Toán học thế giới tổ chức ở Hyderabad, Ấn Độ ngày 19/8/2010
GS Lê Tuấn Hoa, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam khẳng định: “Giải thưởng Fields mà GS Ngô Bảo Châu đạt được không chỉ có ý nghĩa ở Việt Nam mà còn có ý nghĩa lớn trong khu vực và thế giới. Việt Nam là một đất nước nghèo, không có truyền thống về khoa học, về Toán lại được giải thưởng Fields. Nó đã chứng minh, nếu có cách làm đúng thì những người từ vùng lạc hậu như đất nước chúng ta cũng có thể đạt được đỉnh cao trong khoa học. Đó là ý nghĩa sâu sắc đối với quốc tế”.
GS. Ngô Bảo Châu trở thành người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng danh giá Fields.
Đằng sau sự thành công trong khoa học của GS Ngô Bảo Châu là sự đóng góp lớn lao, âm thầm của mẹ anh PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền. Bà đã từng tâm sự với báo chí rằng: “Bổ đề cơ bản” là người bạn thân thiết của Châu suốt 15 năm qua, nhưng khi Châu chứng minh được bổ đề này thì nó lại là của mọi người, không còn là của riêng Châu nữa. Cô cũng vậy, mừng cho con nhưng thấy lòng một chút hụt hẫng, trống trải, Châu được nhiều người biết đến thì cảm giác không thuộc về riêng mình nữa”. Giải thưởng Fields được như Giải thưởng Nobel trong Toán học, bởi vì theo di chúc từ năm 1901 của người sáng lập Thụy Điển A. Nobel, Giải thưởng Nobel không dành cho Toán học. Thế nhưng Giải thưởng Fields lại chỉ được trao cho những thiên tài toán học phát lộ sớm, vì điều kiện tiên quyết của nó là chỉ trao cho những người không quá 40 tuổi vào năm trao giải. Cứ bốn năm một lần, Giải thưởng Fields được trao tại các kì Đại hội Toán học thế giới và mỗi lần có không quá 4 người được nhận. Như vậy, tính bình quân, mỗi năm có tối đa một người được nhận Giải thưởng Fields. Trong 70 năm qua, 1936 – 2006, cả thế giới có tất cả 48 nhà toán học được trao Giải thưởng Fields. Mới chỉ có 11 nước vinh dự có công dân của mình đạt Giải thưởng Fields. Đó là: Mỹ, Pháp, Nga, Anh, Nhật, Phần Lan, Italia, Thụy Điển, Đức, New Zealand và Úc, trong đó chỉ có 3 người có quốc tịch châu Á, đều là người Nhật và có hai người gốc Hong Kong – Trung Quốc là Shing-Tung Yau (quốc tịch Mỹ ) và Terence Tao (quốc tịch Úc) đã được trao Giải thưởng Fields.
Theo www.thanhcong.ssc.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp