Ở thời vua Lý Anh Tông trị vì, lần đầu tiên trong lịch sử nước ta, lệ khảo khóa đối với quan lại được thực hiện để phân loại những kẻ thay mặt vua chăm dân. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” ghi việc này diễn ra vào tháng 2-1162. Trong sách “Việt sử cương mục tiết yếu” có đoạn chép rằng: “Tháng 2, khảo xét thành tích các quan (9 năm 1 lần khảo xét). Các quan văn võ sau khi khảo xét đủ, không có tội lỗi thì được thăng cấp”.
Từ thời điểm này về sau, nhà Lý trong việc khảo khóa đối với kẻ chăm dân đã có quy định 9 năm tiến hành 1 lần khảo khóa và lấy đó làm lệ thường. Sử còn ghi nhận vào năm 1193, thời vua Lý Cao Tông lại “Khảo khóa các quan văn võ trong ngoài, để rõ nên giáng hay thăng”.
Bạn đang xem: Nhà Lý chống tham nhũng, vua Lý Thái Tông ban hành bộ luật đầu tiên của nước ta, đó là luật gì?
Trong quy chế khảo khóa của nhà Lý, mặc dù sử liệu để lại không nhiều nhưng được biết, quan lại sau khi được khảo khóa sẽ chia làm 3 hạng khác nhau.
Năm 1179, đời vua Lý Cao Tông, khi tiến hành khảo khóa, xét công trạng quan lại, triều đình đã lấy những người có tài về văn học làm một loại; những người có tài cao, nết tốt, thông hiểu việc xưa, việc nay làm một loại.
Xem thêm : Top 5 Kem Trị Nám Được Đánh Giá Tốt Trên Thị Trường Hiện Nay
Tiếp đó là những người không thông văn học nhưng bù lại siêng năng, có tài làm một loại. 3 loại này thực chất là những quan lại đạt cả. Họ sẽ được thay mặt nhà nước cai quản nhân dân. Nhờ đó mà hiệu quả khảo khóa đã góp phần cho việc trị nước của nhà Lý, như lời nhận xét của Phan Huy Chú là “Quan đều đáng tài, không có nhũng lạm”.
Trong việc xếp đặt quan chức, nhà Lý cũng chú ý tới việc lấy được kẻ có tài, có đức, hạn chế quan tham. Sử ghi nhận lần đầu tiên dưới thời vua Cao Tông, dù vua trễ nải việc nước, siêng ăn chơi, nhưng trong việc cai trị, cũng đã chú ý đến vấn đề chọn kẻ làm quan.
Theo đó, vua đã có quy định đến phẩm hạnh, sự liêm khiết của người được lựa chọn vào hàng ngũ áo dài, đai rộng vào năm 1179.
Và trước khi có dấu hiệu suy yếu, vào quãng sau thời trị vì của Lý Cao Tông cũng đã chú trọng đến việc chiêu hiền đãi sĩ. Sách “Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, có đoạn chép cho hay, lần đầu tiên nhà Lý có “Chiếu cầu người hiền lương”. Việc đó được thực hiện vào tháng giêng năm 1182.
Lời bàn:
Xem thêm : Hệ thống cấp bậc hàm của lực lượng công an nhân dân
Với việc đặt ra áp dụng chính sách “tiền dưỡng liêm”, vua Thánh Tông không những là người nắm bắt rõ tình hình thực tế đời sống quan trường và cả tâm lý của quan lại, mà còn là người đi trước thời đại. Bởi thực tế cuộc sống đã chứng minh rằng đói khổ và lầm than ắt sẽ sinh ra biến loạn, bởi “bần cùng sinh đạo tặc”.
Vì thế, hơn ai hết vào thời đó, Thánh Tông đã nhìn thấy rõ nguy cơ sụp đổ của triều đại, ngai vàng của nhà Lý nếu như để “quốc nạn tham nhũng” hoành hành. Và từ quan điểm này, vua Thánh Tông đã thực thi một chính sách cực kỳ nhân văn vào thời đó.
Không những thế, trong thời kỳ đầu trị vì, nhà Lý còn chú trọng tới những người có thực tài để giúp vua cai trị dân. Với chiếu “cầu người hiền lương”, đã thể hiện quan điểm trọng dụng hiền tài, đồng thời qua việc làm này còn là giải pháp hữu hiệu làm giảm thiểu và thải loại những viên quan năng lực và đạo đức kém, yếu.
Vì thế, đạo trị nước của các triều đại phong kiến ở Việt Nam, tuy có điểm tương đồng với Nho giáo Trung Hoa nhưng có nhiều sự khác biệt. Đó là đức trị của người Việt được xây dựng trên điều kiện của xã hội Việt Nam; bởi những yêu cầu và nhiệm vụ thực tiễn đặt ra cho dân tộc Việt Nam; bởi thành phần xuất thân và quan hệ giữa nhà Nho với người dân. Và chính điều này đã tạo ra bản sắc riêng có của người Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp