Thai nhi mấy tuần có tim thai chính là câu hỏi chung của rất nhiều mẹ bầu khi biết có một mầm sống đang lớn lên trong bụng. Hãy cùng tìm hiểu về sự phát triển của trái tim thai nhi và giải đáp những thắc mắc của mẹ bầu xung quanh vấn đề này trong bài viết dưới đây.
1. Thai nhi mấy tuần có tim thai? Tuần nào tim thai bắt đầu đập?
1.1. Tiền thân của tim thai
Chỉ 2 tuần sau khi thụ thai, tiền thân của trái tim đã hình thành và phát triển. Các tế bào phân chia nhanh chóng sẽ bảo vệ và nuôi dưỡng em bé. Một trái tim hoàn chỉnh sẽ có 4 buồng và van, nhưng trái tim sơ khai chỉ là 2 sợi dây riêng biệt gọi là ống nội tâm mạc. Ngay sau khi hình thành vào tuần thứ 2, các ống nội tâm mạc này sẽ hợp nhất lại với nhau (vào khoảng ngày 18 hoặc 19 của thai kỳ).
Bạn đang xem: Thai nhi mấy tuần có tim thai và những thắc mắc thường gặp
1.2. Ống tim nguyên thủy
Sự hợp nhất của 2 ống nội tâm mạc tạo ra một ống tim nguyên thủy. Đây được xem là giai đoạn phát triển sớm nhất của trái tim. Trái tim phát triển trong suốt thời kỳ phôi thai, xảy ra khoảng 3 tuần sau khi thụ thai. Ở giai đoạn này, phôi thai được tại thành từ 3 lớp và cấy vào tử cung. Trái tim được hình thành ở lớp giữa, gọi là trung bì.
1.3. Nhịp tim đầu tiên
Thai nhi mấy tuần có tim thai? Khoảng 21 ngày sau khi thụ thai, trái tim bắt đầu nhịp đập đầu tiên. Nhịp tim được phát ra từ các sợi cơ tim. Các xung điện di chuyển khắp ống tim nguyên thủy để bắt đầu nhiệm vụ suốt đời đó là duy trì não bộ và các cơ quan quan trọng khác. Trong khi tim bắt đầu đập ở tuần thứ 4-5, các mẹ thường không nghe được nhịp tim thai khi siêu âm, phải đến tuần thứ 9 hoặc 10 mới mới nghe được. Và đến tuần 20, mẹ sẽ nghe được tim thai bằng ống nghe bình thường. Thai máy bao nhiêu lần một ngày
>> Tìm hiểu: Nhịp tim thai 7 tuần là bao nhiêu
1.4. Định hình trái tim
Từ ngày 23-35, ống tim nguyên thủ sẽ kéo dài, vặn xoắn và phân chia để tạo thành 4 buồng và van. Mỗi buồng và van có một chức năng khác nhau để hỗ trợ sự sống. 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất (tại nên 4 buồng tim) chịu trách nhiệm nhận máu ít oxy rồi truyền đến phổi để nhận máu giàu oxy từ phổi, sau đó lại truyền đi khắp cơ thể. Các van kiểm soát lưu lượng máu đến và đi từ buồng tim.
2. Nhịp tim bình thường của bé là bao nhiêu?
Ở tuần thứ 7, tim thai bắt đầu phân chia thành buồng trái và phải. Bác sĩ có thể nhìn thấy và đo được những điểm sáng nhấp nháy trên máy siêu âm. Ở giai đoạn này, nhịp tim của bé rơi vào khoảng 90-110 nhịp/ phút. Nhịp tim của bé đạt đỉnh cao nhất vào khoảng tuần 9, từ 140-170 nhịp/phút. Các tuần thai sau này, tim của bé sẽ hoàn chỉnh hơn về cấu tạo và chức năng cũng như kích thước. Giai đoạn này, nhịp tim của bé sẽ vào khoảng 120-160 nhịp/ phút.
3. Nhịp tim bao nhiêu là quá cao? nhịp tim nhanh nguyên nhân là gì?
Nếu như siêu âm cho thấy nhịp tim bé cao trên 180 lần/phút thì mẹ bầu cần đi khám tại các phòng khám tim mạch dành cho thai nhi, bởi đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ có thể gặp một số tình trạng như rối loạn nhịp tim, sốt…, hoặc bé gặp các bệnh lý về tim mạch.
Theo các bác sĩ, nhịp tim luôn thay đổi theo từng thời điểm và sự phát triển của bé. Tim thai đập nhanh có thể do một số nguyên nhân như thiếu oxy, thai máy nhiều, mẹ mới ăn xong… Nếu các chỉ số siêu âm và khám thai của mẹ vẫn bình thường thì cũng không nên quá lo lắng. Ngược lại, nếu có nghi ngờ bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ hướng khám hoặc điều trị.
4. Nhịp tim thấp là bao nhiêu? Và điều gì gây ra nhịp tim thấp ở thai nhi?
Tim thai đập nhanh quá cũng cảnh báo vấn đề, tương tự, nếu tim thai chậm (yếu) cũng cảnh báo những vấn đề nghiêm trọng về sự phát triển của bé. Theo các bác sĩ, nhịp tim thấp là dưới 110 lần/phút. Nhịp tim rất thấp là dưới 70 lần/phút, đối với tuần thai 6-8. Trong trường hợp này, khả năng sảy thai và không giữ được thai là rất cao.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tim thai thấp là do khả năng lưu thông máu kém, nhai thai bất thường, dị tật thai nhi hoặc mẹ bầu bị huyết áp thấp, vv…
5. Nhịp tim thai bao nhiêu là nguy hiểm?
Bên cạnh câu hỏi thai nhi mấy tuần có tim thai thì vấn đề chỉ số nhịp tim cũng được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Nhịp tim thai quá nhanh hay quá chậm đều nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, nhịp tim chậm thường sẽ nguy hiểm hơn nhịp tim nhanh vì nó cảnh báo suy thai. Mẹ cần lưu ý nếu như tim thai bé thấp dưới 80 lần/phút thì cần đi cấp cứu ngay.
6. Nhịp tim thai 6 tuần là bao nhiêu?
Xem thêm : Vì sao mẹ bầu hay khát nước? Bật mí cách đối phó cơn khát hiệu quả
Nhịp tim bình thường ở tuần thứ 6-7 khoảng 90-110 nhịp/mỗi phút. Ở giai đoạn này, tim thai mới xuất hiện, và sự hiện diện này chính là một dấu hiệu đảm bảo cho sức khỏe của thai kỳ.
7. Nhịp tim bé là 180 lần/phút có phải là cao hay không?
Ở tuần thai thứ 9, nhịp tim của bé đạt ngưỡng cao nhất, khoảng 170 và có thể lên tới 180 nếu bé đang cựa quậy nhiều. Nếu nhịp tim bé là 180, mẹ có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ để được tư vấn thêm.
8. Nhịp tim thai bình thường ở tuần thứ 8 là bao nhiêu?
Ở tuần thai này, nhịp tim của bé có thể gấp đôi nhịp tim của mẹ và vào khoảng 150-170 lần/ phút.
9. Nhịp tim bé là 160 là trai hay gái?
Thai nhi tiếp tục phát triển và tỷ lệ nhịp tim cũng thay đổi nhanh chóng. Phải đến gần cuối thai kỳ thì tim thai mới đạt được chỉ số nhịp đập của người bình thường.
Giai đoạn tuần 7, 8, 9, 10: trong suốt khoảng thời gian này, nhịp tim của bé sẽ tăng lên đáng kể. Đây là dấu hiệu cho thấy mọi thứ hoàn toàn bình thường. Ở tuần thứ 6, nhịp tim là 110 nhịp/phút, sau đó nó sẽ tăng trong tuần thứ 7 và đạt mức 170 nhịp/phút ở tuần 9-10. Nhịp tim này tiếp tục duy trì trong 4 tuần tới.
Giai đoạn tuần 11, 12, 13, 14: Đến tuần thứ 14, nhịp tim bắt đầu giảm từ 170 nhịp/phút xuống còn 150 nhịp/phút.
Tuần 20: Sau 5 tháng mang thai, nhịp tim của bé sẽ giảm xuống còn 140 nhịp/phút.
Nhiều mẹ lo lắng khi tim thai không phải lúc nào cũng chính xác như những con số trên. Mỗi đứa trẻ đều khác nhau và mẹ sẽ thấy chênh lệch khoảng 5-15 nhịp/phút khi mang thai. Điều này là hoàn toàn bình thường.
10. Tim thai 160 lần/phút là trai hay gái?
Cách đoán giới tính thai nhi dựa vào tim thai được lưu truyền từ rất lâu và mặc dù chưa có căn cứ khoa học nào nhưng vẫn rất nhiều người tin theo.
Theo lưu truyền thì tim thai của bé gái sẽ đập nhanh và mạnh hơn bé trai. Nếu nhịp tim dưới 140 nhịp/phút thì mẹ đang bầu bé trai, nếu từ 140-160 nhịp/phút thì đó là bé gái. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp không đúng như lý thuyết này, vì vậy, mẹ chỉ nên dùng nó để tham khảo.
Trong nhiều thập kỷ người ta đã dùng tim thai để dự đoán giới tính của bé. Và giống như những phương pháp đoán giới tính không đáng tin, phương pháp này có tỷ lệ chính xác 50/50.
Rất khó khi dùng nhịp tim thai để đoán giới tính bởi nhịp tim của thai nhi sẽ tăng lên ở giai đoạn đầu thai kỳ. Và nếu theo lý thuyết trên thì mọi đứa trẻ đều là bé gái. Tỷ lệ nhịp tim sẽ giảm xuống về cuối thai kỳ, và nhịp tim 130 lần/phút không phải hiếm. Chỉ riêng logic trên đã cho thấy phương pháp đoán giới tính này không chính xác.
Xem thêm : BAO LÂU TẮM CHO MÈO 1 LẦN
Theo một nghiên cứu thì tỷ lệ nhịp tim thai trong 3 tháng đầu không khác biệt đáng kể giữa trẻ sơ sinh trai và gái. Nếu các mẹ dự đoán mang thai con trai hay con gái dựa trên tim thai trong 3 tháng đầu thì tỷ lệ sai sẽ rất cao.
Nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra là không có mối tương quan nào giữa nhịp tim và giới tính của trẻ.
11. Làm thế nào để giúp tim thai khỏe mạnh
Trái tim là bộ phận quan trọng và được hình thành từ rất sớm trong thai kỳ, vì vậy, mẹ cần làm một số việc để giữ cho tim thai luôn khỏe mạnh.
Thứ nhất, trong chế độ dinh dưỡng mẹ cần bổ sung đầy đủ axit folic trước và trong suốt thai kỳ để ngăn các dị tật tim ở trẻ.
Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung những thực phẩm lành mạnh, chứa canxi, phốt pho, vitamin B1 bởi đây đều là những dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển của tim thai và hệ thần kinh thai nhi. Mẹ cần hạn chế chất béo và các chất phụ gia, hóa chất bởi chúng không mang lại lợi ích cho sự phát triển của bé.
Thứ hai, mẹ cần loại bỏ những thói quen xấu như uống rượu bia, hút thuốc, dùng chất gây nghiện bởi đây được xem là kẻ thù của thai nhi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tim thai và nhiều bộ phận khác trong cơ thể.
Không tiêu thụ các sản phẩm chứa vitamin A liều cao bởi nó có thể gây dị tật thai nhi, khuyết tật tim thai.
Các mẹ bị tiểu đường tuýp 2 hoặc tiểu đường thai kỳ cần kiểm soát lượng đường trong máu bởi những trường hợp này dễ sinh con bị bệnh tim.
Trên đây là một số thông tin về chủ đề thai nhi mấy tuần có tim thai cũng như sự hình thành, phát triển của tim thai cũng như một vài lời khuyên để mẹ dưỡng tim thai thật tốt.
Tin liên quan
- Vì sao có tim thai rồi lại mất
- Tim đập nhanh khi mang thai có sao không
- Thai 7 tuần chưa có tim thai có sao không
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp