Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
A. Phương pháp giải
- Suy nghĩ của em về vai trò của quê hương đối với đời sống tâm hồn của mỗi người
- Chính sách tiền tệ quốc gia là gì? Các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
- Khi nào tôi có thể thử thai?
- Những studio và phim trường chụp hình cưới đẹp tại Quận 12 mà bạn nên biết
- 2/9 được nghỉ mấy ngày? Nghỉ lễ 2/9 được hưởng bao nhiêu lương?
1. Định lí:
Nếu hai tiếp tuyến của một đường tròn cắt nhau tại một điểm thì:
+ Điểm đó cách đều 2 tiếp điểm.
+ Tia kẻ từ điểm đó đi qua tâm là tia phân giác của góc tạo bởi hai tiếp tuyến.
+ Tia kẻ từ tâm đi qua điểm đó là tia phân giác của góc tạo bởi hai bán kính đi qua các tiếp điểm.
2. Đường tròn nội tiếp:
Đường tròn tiếp xúc với ba cạnh của một tam giác gọi là đường tròn nội tiếp tam giác, cón tam giác gọi là ngoại tiếp đường tròn.
Tâm đường tròn nội tiếp tam giác là giao ba đường phân giác của tam giác đó.
3. Đường tròn bàng tiếp tam giác
Đường tròn tiếp xúc với một cạnh của một tam giác và tiếp xúc với các phần kéo dài của hai cạnh kia gọi là đường tròn bàng tiếp tam giác.
Tâm của đường tròn bàng tiếp tam giác trong góc A là giao điểm của hai đường phân giác các góc ngoài tại B và C, hoặc là giao điểm của đường phân giác góc A và đường phân giác góc ngoài tại B(hoặc C). Với một tam giác , có ba đường tròn bàng tiếp.
B. Bài tập tự luận
Bài 1: Cho đường tròn (O), điểm A nằm ngoài đường tròn. Kẻ các tiếp tuyến AM, AN với đường tròn (M, N là các tiếp điểm).
a, Chứng minh rằng OA ⊥ MN
b, Vẽ đường kính NOC. Chứng minh rằng MC//AO.
c, Tính độ dài các cạnh của tam giác AMN biết QM=3cm, OA=5cm.
Hướng dẫn giải
a, Ta có:
AM = AN( theo tính chất của 2 tiếp tuyến cắt nhau)
Mà OM = ON( vì cùng bằng R)
Suy ra AO là đường trung trực của MN.
Suy ra OA ⊥ MN
b, Xét tam giác MNC có: NC là đường kính nên suy ra ∠ NMC = 90o
=> NM ⊥ MC
Mà OA ⊥ MN (chứng minh trên)
MC//OA.
c, Xét tam giác vuông AMO. Theo định lý Py-ta-go ta có:
AM = √(AO2 – OM2)(cm) = 4(cm)
Vì AM = AN nên AN = 4cm.
Ta có: OA ⊥ MN (chứng minh trên)
Xét tam giác vuông AMO. Theo hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:
AO.MD = AM.MO
5.MD = 4.3
Suy ra MD = 12/5
Vì MN = 2 MD = 2.12/5 = 24/5(cm)
Xem thêm : Mách bạn đắp mặt nạ mật ong được tín đồ làm đẹp truyền tai
Vậy AM = AN = 4cm; MN = 24/5 cm.
Bài 2: Cho đường tròn(O), điểm M nằm bên ngoài đường tròn. Kẻ tiếp tuyến MD, ME với đường tròn (D, E là các tiếp điểm). Qua điểm I thuộc cung nhỏ DE, kẻ tiếp tuyến với đường tròn, cắt MD và ME theo thứ tự ở P và Q. Biết MD=4cm, tính chu vi tam giác MPQ.
Hướng dẫn giải
Ta có:
+ PD và PI là hai tiếp tuyến của đường tròn tâm (O) cắt nhau tại P
Suy ra PD = PI
+ QI và QE là hai tiếp tuyến của đường tròn tâm (O) cắt nhau tại Q
Suy ra QI = QE
+ MD và ME là hai tiếp tuyến của đường tròn tâm (O) cắt nhau tại M
Suy ra MD = ME
Chu vi tam giác MPQ là: MP + PQ + MQ
= MD- PD + PI + IQ + ME – QE
= MD – PI + PI + QE + MD – QE
= 2MD = 2.4 = 8(cm)
Vậy chu vi tam giác MPQ là 8cm.
Bài 3: Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB. Gọi Ax, By là các tia vuông góc với AB(Ax, By và nửa đường tròn thuộc cùng một nửa mặt phẳng bờ AB).Gọi M là điểm bất kì thuộc tia Ax. Qua M kẻ tiếp tuyến với nửa đường tròn, cắt By ở N.
a, Tính số đo góc MON.
b, Chứng minh rằng MN = AM + BN.
c, chứng minh rằng AM.BN = R2(R là bán kính của đường tròn).
Hướng dẫn giải
Ta có: NB và NE là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại N
=> ∠ O1 = ∠ O2; ∠N1 = ∠ N2 (theo tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau).
Và OB = OE ; NB = NE (theo tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau).
Ta có: ME và MA là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại M
=> O3 = O4 và ∠M1 = ∠M2 (theo tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau).
OA=OE; ME=MA ((theo tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau).
Ta có: ∠O1 + ∠O2 + ∠O3 + ∠O4 = 180o
Mà ∠O1 = ∠O2 và ∠O3 = ∠O4 nên suy ra 2∠O2 + 2∠O3 = 180o
=> ∠O2 + ∠O3 = 90p.
b, Ta có: MN = ME + NE = AM + BN(vì ME=MA; NB=NE( chứng minh trên))
c, Ta có: ∠M1 + ∠O4 = 90o (vì tam giác MAO vuông tại O)
mà ∠M1 = ∠M2 (chứng minh trên)
=> ∠M2 + ∠O4 = 90o
Mặt khác ∠M2 + ∠N1 = 90o (vì tam giác MON vuông tại O)
=> ∠O4 = ∠N1
Mà ∠N1 = ∠N2
Suy ra ∠O4 = ∠N2
Xem thêm : List 15 bài nhạc Tik Tok Việt Nam cực nổi
Xét tam giác MAO và tam giác OBN có:
∠A = ∠B = 900
∠O4 = ∠N2 (chứng minh trên)
=> tam giác MAO = tam giác OBN (g-g)
=> MA.BN = AO.OB
=> MA.BN = R2 (điều phải chứng minh)
Bài 4: Cho tam giác ABC, đường tròn (K) bàng tiếp trong góc A tiếp xúc với các tia AB và AC theo thứ tự tại E và F. Cho BC=a, AC=b, AB=c. Chứng minh rằng:
a, AE = AF = (a+b+c):2
b, BE = (a+b-c):2
c, CF = (a+c-b):2
Hướng dẫn giải
a, Vì AE và AF là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại A nên ta suy ra AE=AF.
Vì BE và BG là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại B nên ta suy ra BE=BG.
Vì CG và CF là 2 tiếp tuyến cắt nhau tại C nên ta suy ra CG=CF.
Ta có: AE+AF= AB+BE+AC+CF = AB+BG+AC+GC (vì BE=BG;CG=CF).
= AB + AC + (BG+GC)= AB + AC + BC = a+b+c
Vì AE=AF nên suy ra 2 AF=2 AE=a+b+c
Suy ra AE=AF=(a+b+c):2
C. Bài tập tự luyện
Bài 1. Hai tiếp tuyến tại A và B của đường tròn (O) cắt nhau tại I, Đường thẳng qua I và vuông góc với IA cắt OB tại K. Chứng minh:
a) IK // OA;
b) Tam giác IOK cân.
Bài 2. Từ một điểm A nằm ngoài đường tròn (O), kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm). Qua M thuộc cung nhỏ BC, kẻ tiếp tuyến với đường tròn (O), nó cắt các tiếp tuyến AB và AC theo thứ tự ở D và E. Chứng minh chu vi tam giác ADE bằng 2AB.
Bài 3. Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Vẽ các tiếp tuyến Ax, By với nửa đường tròn cùng phía đối với AB. Từ M trên nửa đường tròn (M khác A, B) vẽ tiếp tuyến với nửa đường tròn, cắt Ax và By lần lượt tại C và D.
a) Chứng minh COD là tam giác vuông;
b) Chứng minh MC.MD = OM2;
c) Cho biết OC = BA = 2R. Tính AC và BD theo R.
Bài 4. Cho đường tròn (O) và điểm A nằm bên ngoài (O). Kẻ các tiếp tuyến AB, AC với đường tròn (B, C là các tiếp điểm).
a) Chứng minh rằng OA vuông góc với BC;
b) Vẽ đường kính CD. Chứng minh BD và AO song song;
c) Tính độ dài các cạnh của tam giác ABC biết OB = 2 cm; OA = 4 cm.
Bài 5. Cho tam giác ABC cân tại A. I là tâm đường tròn nội tiếp, K là tâm đường trong bàng tiếp trong góc A. Gọi O là trung điểm của IK.
a) Chứng minh bốn điểm B, I, C, K cùng thuộc một đường tròn (O);
b) Chứng minh AC là tiếp tuyến của đường tròn (O; OK);
c) Tính bán kính đường tròn (O) biết AB = AC = 20 cm; BC = 24 cm.
Tham khảo thêm các Chuyên đề Toán lớp 9 khác:
- Tính chất của hai tiếp tuyến cắt nhau
- Vị trí tương đối của 2 đường tròn
- Ôn tập chương 1
Mục lục các Chuyên đề Toán lớp 9:
- Chuyên đề Đại Số 9
- Chuyên đề: Căn bậc hai
- Chuyên đề: Hàm số bậc nhất
- Chuyên đề: Hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn
- Chuyên đề: Phương trình bậc hai một ẩn số
- Chuyên đề Hình Học 9
- Chuyên đề: Hệ thức lượng trong tam giác vuông
- Chuyên đề: Đường tròn
- Chuyên đề: Góc với đường tròn
- Chuyên đề: Hình Trụ – Hình Nón – Hình Cầu
Săn shopee siêu SALE :
- Sổ lò xo Art of Nature Thiên Long màu xinh xỉu
- Biti’s ra mẫu mới xinh lắm
- Tsubaki 199k/3 chai
- L’Oreal mua 1 tặng 3
- Hơn 20.000 câu trắc nghiệm Toán,Văn, Anh lớp 9 có đáp án
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp