Câu 4: Phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá? Ý nghĩa của phát hiện này đối với thực tiễn nền kinh tế Việt Nam hiện nay?

Câu 4: Phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá? Ý nghĩa của phát hiện này đối với thực tiễn nền kinh tế Việt Nam hiện nay?

+ Lao động cụ thể:

Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định.

Mỗi lao động cụ thể có mục đích, đối tượng lao động, công cụ, phương pháp lao động riêng và kết quả riêng. Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng của hàng hoá.

Các loại lao động cụ thể khác nhau tạo ra những sản phẩm có giá trị sử dụng khác nhau. Phân công lao động xã hội càng phát triển, xã hội càng nhiều ngành, nghề khác nhau, các hình thức lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, càng có nhiều giá trị sử dụng khác nhau.

Phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hoá bởi việc sản xuất cái gì, như thế nào là việc riêng của mỗi chủ thể sản xuất.

+ Lao động trừu tượng:

Là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá không kể đến hình thức cụ thể của nó; đó là sự hao phí sức lao động nói chung của người sản xuất hàng hoá về cơ bắp, thần kinh, trí óc.

Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. Vì vậy, giá trị hàng hoá là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá. Lao động trừu tượng là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau.

Phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hoá, bởi lao động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội.

  • Việc sản xuất và trao đổi phải được xem là một thể thống nhất trong nền kinh tế hàng hoá. Lợi ích và trách nhiễm xã hội của người sản xuất phải thống nhất với lợi ích và trách nhiệm xã hội của người tiêu dùng. Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hoá riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu cầu xã hội, hoặc khi mức hao phải lao động cá biệt cao hơn mức hao phí mà xã hội có thể chấp nhận được. Khi đó, sẽ có một số hàng hoá không bán được. Nghĩa là có một số hao phí lao động cá biệt không được xã hội thừa nhận. Mâu thuẫn này tạo ra nguy cơ khủng hoảng tiềm ẩn.

Ý nghĩa: Có ý nghĩa rất to lớn về mặt lý luận. Nó cung cấp cho lý thuyết lao động sản xuất một cơ sở khoa học thực sự giúp ra giải thích được hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tế:

+ Xác định được chất của giá trị là có lao động trừu tượng kết tinh, biểu hiện quan hệ xã hội và là một phạm trù lịch sử, xác định được lượng của giá trị là lượng lao động trung bình hay thời gian lao động xã hội cần thiết.

+ Xác định được quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá. Quy luật này đòi hỏi người sản xuất và trao đổi hàng hoá phải đảm bảo thời gian lao động xã hội cần thiết.

+ Xác định được hình thái biểu hiện của giá trị: Hình thái phát triển từ thấp đến cao; từ hình thái đơn giản đến hình thái mở rộng; hình thái chung và cuối cùng là hình thái tiền.