Tính chất hóa học của chất béo. Ứng dụng của chất béo.

Tính chất hóa học của chất béo. Ứng dụng của chất béo.

I. Tính chất hóa học của chất béo:

– Chất béo mang đầy đủ tính chất của este.

a. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit:

– Khi đun nóng với nước có xúc tác axit, chất béo bị thủy phân tạo ra glixerol và các axit béo:

triglixerit grixerol các axit béo

b. Phản ứng xà phòng hóa:

– Khi đun nóng chất béo với dung dịch kiềm NaOH hoặc KOH thì tạo ra grixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là xà phòng.

triglixerit grixerol xà phòng

– Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa, xảy ra nhanh hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và là phản ứng không thuận nghịch.

c. Phản ứng hidro hóa:

– Chất béo có chứa các gốc axit béo không no có phản ứng cộng H2 vào nối đôi:

Chất béo không no + H2 (overset{Ni,t^{o},p}{rightarrow}) chất béo no

Lỏng rắn

d. Phản ứng oxi hóa:

– Chất béo tác dụng với oxi của không khí tạo thành andehit có mùi khó chịu. Đó là nguyên nhân của hiện tượng dầu mỡ để lâu bị ôi.

II. Ứng dụng của chất béo:

1. Vai trò của chất béo trong cơ thể:

– Chất béo là thức ăn quan trọng của con người.

– Trong cơ thể người, chất béo là nguồn cung cấp và dự trữ năng lượng.

– Chất bé còn là nguyên liệu tổng hợp một số chất cần thiết cho cơ thể.

– Đảm bảo sự vận chuyển và hấp thụ các chất hòa tan được trong chất béo.

2.Ứng dụng của chất béo:

– Trong công nghiệp, một lượng lớn chất béo dùng để điều chế xà phòng và glixerol. Một số loại dầu thực vật được sử dụng làm nhiên liệu cho động cơ diesel.

– Chất béo còn được dùng trong sản xuất một số thực phẩm khác như mì sợi, đồ hộp…

– Grixerol được dùng trong sản xuất chất dẻo, mĩ phẩm, thuốc nổ…