Trong cuộc sống có thể thấy pháp luật có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nó không chỉ cần thiết đối với Nhà nước mà còn đối với mỗi công dân. Đặc biệt những dấu hiệu đặc trưng của pháp luật tạo nên sự khác biệt so với phong tục tập quán. Trong đó nổi bật là tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Hãy cùng Luật Trần và Liên Danh tìm hiểu về vấn đề này nhé.
Bạn đang xem: Tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Tại sao nói pháp luật có tính quy phạm phổ biến?
Có thể thấy định nghĩa của pháp luật có chứa đựng các yếu tố như:
Thứ nhất, Pháp luật được xác định là hệ thống các quy tắc xử sự chung. Bao gồm các quy phạm mang tính pháp luật và tính đạo đức. Chúng được áp dụng trên phạm vi cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.
Thứ hai. Pháp luật mang tính bắt buộc chung và được đảm bảo thực hiện. Tức là đối với các quy định của pháp luật được áp dụng chung trong cộng đồng. Chủ thể không có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không.
Thứ ba, Con đường hình thành của pháp luật là được Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận đối với những tập quán, tiền lệ đã có sẵn và được nâng lên thành pháp luật.
Thứ tư, Bản chất nội dung của pháp luật là nhằm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.
Pháp luật mang tính phổ biến vì nó được xây dựng và áp dụng cho mọi người. Hiến pháp quy định công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Do đó, pháp luật mang tính quy phạm phổ biến là hoàn toàn đúng đắn.
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật là gì?
Nói đến pháp luật là nói đến tính quy phạm phổ biến. Tức là nói đến tính khuôn mẫu, mực thước, mô hình xử sự có tính phổ biến chung.
Trong xã hội không chỉ pháp luật có thuộc tính quy phạm. Đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các điều lệ của các tổ chức chính trị – xã hội và đoàn thể quần chúng đều có tính quy phạm. Cũng như pháp luật, tất cả các quy phạm trên đều là khuôn mẫu, quy tắc xử sự của con người.
Nhưng khác với đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo và điều lệ. Tính quy phạm của pháp luật mang tính phổ biến. Đây chính là dấu hiệu để phân biệt pháp luật và các loại quy phạm nói trên.
Thuộc tính quy phạm phổ biến của pháp luật thể hiện ở chỗ:
+ Là khuôn mẫu chung cho nhiều người.
+ Được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn.
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật làm nên giá trị của pháp luật
Thứ nhất, pháp luật là khuôn mẫu chung cho nhiều người.
Pháp luật chính là những yêu cầu, đòi hỏi hoặc cho phép của nhà nước đối với hành vi ứng xử của các chủ thể. Nói cách khác, pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước. Thông qua pháp luật, nhà nước cho phép người dân được làm gì, không cho phép họ làm gì. Hay thậm chí là bắt buộc họ phải làm gì, làm như thế nào…
Như vậy khi nói đến pháp luật thì thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính phổ biến. Tức là nói đến những khuôn mẫu chung và có tính phổ biến. Trong xã hội hiện nay không chỉ pháp luật có tính quy phạm mà đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, các tổ chức chính trị-xã hội đều có tính quy phạm.
Xem thêm : Nói giảm nói tránh là gì? Tác dụng, ví dụ và cách nói giảm nói tránh
Thứ hai, pháp luật được áp dụng nhiều lần trong không gian và thời gian rộng lớn.
Pháp luật được áp dụng nhiều lần vì đây là quy định được đặt ra để đưa ra chuẩn mực chung trong hầu hết các trường hợp. Luật đã quy định rõ ràng nên dù một hành vi thực hiện vào khoảng thời gian nào cũng đều đặt dưới sự điều chỉnh của pháp luật.
Nếu tập quán chỉ được áp dụng cụ thể ở một vùng miền nhất định thì pháp luật được áp dụng rộng rãi. Pháp luật áp dụng cho cả mọi miền đất nước không phân biệt dân tộc, giới tính…
Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung. Chúng do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc thừa nhận. Bên cạnh đó mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế. Việc làm này nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của mọi người.
Đặc trưng cơ bản của pháp luật
Pháp luật có các đặc trưng cơ bản sau:
Tính quy phạm phổ biến.
Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Tính bắt buộc chung
Đặc điểm khác của pháp luật
Pháp luật do Nhà nước ban hành
Để ban hành ra được pháp luật thì phải trải qua rất nhiều các quy trình, thủ tục phức tạp với sự tham gia làm việc của rất nhiều các chủ thể như các tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước để đảm bảo được nội dung của pháp luật luôn có tính chặt chẽ, khả năng áp dụng rộng rãi.
Ngoài việc ban hành pháp luật thì nhà nước còn có thể thừa nhận những tập quán trong xã hội bằng cách là ghi nhận những tập quán đó trong luật thành văn.
Pháp luật có sự quy định chặt chẽ về hình thức
Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật được quy định rõ ràng, cụ thể, chặt chẽ. Chúng được quy định trong từng điều khoản để tránh việc hiểu sai dẫn đến việc lạm dụng pháp luật.
Việc quy định cụ thể như vậy sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện pháp luật của người dân cũng như việc áp dụng và giải quyết của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước
Do pháp luật là quy tắc xử sự chung trong toàn xã hội nên được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ giáo dục, thuyết phục rồi đến cưỡng chế.
Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như đã nêu ở trên trong đó có các biện pháp cưỡng chế của nhà nước rất nghiêm khắc như phạt tiền, phạt tù có thời hạn, tù chung thân … Với sự bảo đảm thực hiện pháp luật của nhà nước đã làm cho pháp luật luôn được các tổ chức và cá nhân tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả trong đời sống xã hội.
Ví dụ về tính quy phạm phổ biến của pháp luật?
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật luôn được hiện hữu trong đời sống thường ngày của con người như:
Ví dụ trong khi tham gia giao thông thì người tham gia giao thông luôn cần tuân thủ những quy định của pháp luật về giao thông đường bộ như tuân thủ tín hiệu đèn, biển báo trên đường; tuân thủ những quy định về an toàn giao thông đường bộ như mũ bảo hiểm, tuân thủ quy định về tín hiệu đèn khi tham gia giao thông,… Những quy định này đã đi vào đời sống của người dân, bất cứ người dân nào cũng biết và phải tuân theo mọi lúc, mọi nơi.
Xem thêm : Những chặng đường vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
Ví dụ trong những hoạt động đời sống thường ngày thì bất kể người nào cũng không được phép xâm phạm sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của người khác. Đây là một trong những quy định về quyền của công dân và được pháp luật bảo vệ khi bị xâm phạm. Nhưng kẻ xâm phạm sẽ bị trừng trị thích đáng. Vì thế con người luôn hiểu được hành vi xâm phạm đến sức khoẻ người khác nhau đánh đập, giết người là hành vi không được làm. Hành vi này bị pháp luật trừng trị dù bất cứ người nào vi phạm.
Như vậy tính quy phạm phổ biến của pháp luật luôn tồn tại trong những quy định của pháp luật vì tính phổ biến và áp dụng rộng rãi của chúng.
Pháp luật là những quy phạm xử sự do nhà nước đặt ra và công nhận chính vì vậy pháp luật luôn mang những đặc điểm riêng theo quyền lực nhà nước. Trong đó tính quy phạm phổ biến của pháp luật là một đặc trưng riêng biệt khi pháp luật được áp dụng, quy định rộng rãi trong các vấn đề xã hội. Những quy định của pháp luật được toàn dân biết đến và thực hiện hằng ngày.
Tính quy phạm phổ biến của pháp luật hiểu đơn giản là những quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần, nhiều nơi, với tất cả mọi người ở các lĩnh vực khác nhau đều phải tuân thủ. Dù con người thực hiện những quy định này có điều kiện khác nhau nhưng vẫn được thực hiện ở tất cả mọi người.
Những quy định pháp luật khi được ban hành thì được áp dụng nhiều lần cho đến khi những quy định đó bị cơ quan nhà nước bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung. Vì thế quy phạm pháp luật khác với những quy định khác ở những điểm đó vì quy phạm đạo đức hay tập quán được con người áp dụng trong mỗi khu vực và quan điểm khác nhau, nên những quy phạm này được áp dụng trong những phạm vi hẹp còn pháp luật lại được áp dụng trong phạm vi rộng lớn hơn.
Câu hỏi thường gặp
Quy phạm pháp luật là gì?
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung có tính bắt buộc do Nhà nước ban hành hoặc công nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội.
Đối tượng điều chỉnh của Luật tố tụng hành chính là gì?
Các mối quan hệ về trình tự, thủ tục… phát sinh trong quá trình Tòa án hành chính giải quyết các vụ án hành chính.
Phương pháp điều chỉnh của pháp luật?
Phương pháp mệnh lệnh, quyền lực, phục tùng.
Phương pháp bình đẳng thỏa thuận.
Phương pháp điều chuẩn kết hợp,
Ý nghĩa của tính quy phạm phổ biến của pháp luật
Pháp luật ra đời vì nhu cầu của xã hội, giữ gìn trật tự của xã hội , bảo vệ toàn dân , làm cho toàn dân được an cư lạc nghiệp ,khiến đất nước hòa bình thịnh vượng ,dân chủ văn minh. Do đó tính quy phạm phổ biến của pháp luật giúp pháp luật phổ biến, rộng khắp và gần gũi đến người dân. Ai cũng cần tuân thủ và làm theo pháp luật, mọi người đều bình đẳng, công bằng trước pháp luật.
Khi xảy ra tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ mà các bên không thể giải quyết được,và phải nhờ cơ quan nhà nước (hoặc cơ quan của tổ chức xã hội) có thẩm quyền giải quyết sẽ dựa trên những quy phạm cụ thể để đưa ra cách giải quyết sao cho đúng pháp luật.
Bên cạnh đó quy phạm pháp luật cũng là quyền đồng thời là nghĩa vụ của công dân.
Trên đây là những phân tích của công ty luật uy tín Luật Trần và Liên Danh về vấn đề tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Mời các bạn tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp