Tuổi mụ là gì? Cách tính tuổi mụ chi tiết nhất (Hình từ internet)
Bạn đang xem: Tuổi mụ là gì? Cách tính tuổi mụ chi tiết nhất
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Tuổi mụ là gì?
Tuổi Mụ (còn gọi là Tuổi âm hay Tuổi ta) xuất phát từ nền văn hóa Trung Quốc và có ảnh hưởng tới nền văn hóa của một số nước khác như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên.
Theo quan niệm Phật giáo ở phương Đông, khi thai nhi ở trong bụng mẹ đã được coi là một sinh linh và do vậy được tính tuổi từ trong bụng mẹ, chứ không phải như phương Tây (chỉ tính tuổi từ lúc em bé chào đời). Vì vậy, tuổi Mụ chính là tuổi mẹ (tuổi tính từ trong bụng mẹ) được phát âm trại đi để phân biệt với tuổi của người mẹ.
Cách tính tuổi mụ chi tiết nhất
* Cách thứ nhất:
– Bước 1: Xác định năm sinh Âm lịch. Dựa vào ngày tháng năm sinh Dương lịch, có thể dùng các công cụ chuyển đổi lịch Dương sang lịch Âm để biết mình sinh vào năm Âm lịch nào.
– Bước 2: Xác định thời điểm sinh là trước hay sau Tết Nguyên Đán.
– Bước 3: Người sinh trước tết Nguyên Đán sẽ được cộng thêm 1 tuổi mụ vào tuổi Dương lịch. Người sinh sau tết Nguyên Đán thì không được cộng thêm tuổi mụ vào tuổi Dương lịch.
Ví dụ: Nếu sinh vào ngày 20/01/2000 Dương lịch, tức ngày 14/12/1999 Âm lịch (trước Tết Nguyên Đán năm 2000) thì sẽ được cộng thêm 1 tuổi mụ.
* Cách thứ hai:
Xem thêm : Bao nhiêu điểm lên Rank Đại cao thủ, Thách đấu Tốc chiến mùa 10 hiện tại?
– Nếu trẻ nhỏ chào đời vào khoảng từ tháng 9 cho đến cuối tháng 12 thì sẽ được tính trọn vẹn là 1 năm, vì thế sẽ có tuổi mụ bằng luôn với tuổi Dương.
– Còn nếu trẻ nhỏ sinh ra trong khoảng tháng 1 đến trước tháng 9 thì sẽ được cộng thêm 1 tuổi vào tuổi Dương (tuổi thực) để làm tuổi mụ, vì trong trường hợp này, thai nhi đã được hình thành từ năm trước đó.
Cách tính tuổi theo pháp luật
Những khái niệm “từ”, “từ đủ”, “dưới” và “chưa đủ” là những thuật ngữ phổ biến được sử dụng để xác định tuổi của một người trong các văn bản pháp luật Việt Nam. Có thể hiểu những thuật ngữ này như sau:
(1) “Từ đủ”
Khoản 1 Điều 20 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
Theo đó, người từ đủ X tuổi được hiểu là từ ngày sinh nhật thứ X của người đó.
Ví dụ: Nguyễn Văn B sinh ngày 20/01/2000 thì ngày 20/01/2018 sẽ được xem là đủ 18 tuổi, và từ đủ 18 tuổi xác định từ ngày 20/01/2018.
(2) “Từ”
Người từ tuổi X được xác định là từ ngày đủ X tuổi + 01 ngày.
Ví dụ: Nguyễn Văn B sinh ngày 20/01/2000 thì ngày 20/01/2018 sẽ được xem là đủ 17 tuổi, và từ 18 tuổi xác định từ ngày 20/01/2018 + 01 ngày là ngày 21/01/2018.
(3) “Chưa đủ”
Xem thêm : Giải đáp: Sau sinh có ăn được chôm chôm không?
Khoản 1 Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
Như vậy, chưa đủ X tuổi được hiểu là người đó chưa tới ngày sinh nhật thứ X của mình.
Ví dụ: Người chưa đủ 18 tuổi, hiểu là chưa đến ngày sinh nhật lần thứ 18 của người đó. Nguyễn Văn B sinh ngày 20/01/2000 thì ngày 20/01/2018 sẽ được xem là đủ 18 tuổi, chưa tới ngày 20/01/2018 thì được xem là chưa đủ 18 tuổi.
(4) “Dưới”
Khoản 1 Điều 107 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi 2017 có quy định như sau:
1. Người dưới 18 tuổi bị kết án được coi là không có án tích, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi;
b) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng hoặc tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý;
c) Người bị áp dụng biện pháp tư pháp quy định tại Mục 3 Chương này.
Đối với trường hợp này, dựa trên quy định về xóa án tích của Bộ luật Hình sự 2015, “dưới” cũng được hiểu là như chưa đủ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp