Việc quấy rối qua điện thoại hiện nay diễn ra khá phổ biến. Mỗi tháng có khoảng 10.000 số điện thoại quấy nhiễu hàng triệu người với hàng triệu cuộc gọi “rác” giới thiệu, quảng cáo sản phẩm dịch vụ và mời mua bảo hiểm nhân thọ, căn hộ, suất du lịch nghỉ dưỡng .v.v… khiến không ít người cảm thấy mệt mỏi. Không thể bỏ số thuê bao đang dùng, vậy bạn cần làm gì để không bị cuộc gọi “rác” làm phiền?
1, Bị quấy rối bằng điện thoại phải làm sao?
Trên thế giới, điển hình tại Mỹ, các nhà mạng đã được Ủy ban Viễn thông Liên bang (FCC) cho phép triển khai các công cụ tự động chặn cuộc gọi “rác”. Còn tại Việt Nam, theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết tại cuộc họp Quốc hội sáng ngày 8.11, từ nay đến cuối năm 2019 các nhà mạng sẽ thí điểm triển khai các công cụ chặn cuộc gọi “rác”.
Bạn đang xem: Phải làm gì khi bị người khác quấy rối, làm phiền bằng điện thoại?
Tuy nhiên, thực tế trên thế giới hiện nay, xác suất tối đa chặn cuộc gọi rác thành công cũng chỉ ở mức khoảng từ 70-80% chứ không thể triệt để. Như vậy nghĩa là, còn khoảng 20-30% cuộc gọi “rác” vẫn quấy nhiễu người dùng điện thoại hàng ngày. Chính vì thế, cách tối ưu nhất hiện nay vẫn là “tự cứu mình”.
Cách thứ nhất, thường với smart phone, người dùng có thể vào cài đặt, tìm chức năng chặn quấy rối đối với các số điện thoại thường gửi đến tin nhắn “rác” hay thực hiện cuộc gọi “rác”. Ở cách này, người dùng có thể lập “Black list” (danh sách đen) để chặn tin nhắn hay cuộc gọi từ các số điện thoại nằm trong danh sách.
Trong trường hợp muốn chặn ở mức cao hơn, người dùng có thể cài đặt chế độ chặn tất cả các số lạ không có trong danh bạ. Tuy nhiên, cách chặn này nhiều khi chặn luôn cả số lạ nhưng gọi đến không nhằm mục đích quảng cáo mà vì công việc, khiến chúng ta mất đi kết nối thông tin cần thiết.
Trường hợp người dùng vẫn muốn nhận thông tin quảng cáo, giới thiệu sản phẩm… của những số nhất định, có thể đưa vào “White list” (danh sách trắng) để cho phép họ gọi đến hoặc gửi tin nhắn.
Ngoài việc tự chặn, người dùng cũng có thể tham khảo các dịch vụ chặn cuộc gọi từ các nhà mạng như Call Barring của MobiFone (không nhận cuộc gọi đến từ một hay nhiều thuê bao cố định hoặc di động); Call Blocking của VinaPhone hay Viettel. Tuy nhiên, những dịch vụ này ngày nay ít người dùng vì đa phần người sử dụng smartphone đã có sẵn các tính năng chặn cuộc gọi và tin nhắn ngay trong thiết bị.
Tháng 8.2019 vừa qua, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết đang xây dựng tổng đài 456 giao cho Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) quản lí, vận hành. Đầu số 456 kết nối các nhà mạng tại Việt Nam, sẽ tiếp nhận đăng kí của các thuê bao không muốn tiếp nhận các cuộc gọi, tin nhắn quảng cáo. Và theo đó, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được gửi tin nhắn, gọi điện quảng cáo đến các số điện thoại đã đăng ký này.
Ngày nay, cuộc gọi “rác” và tin nhắn “rác” không chỉ được thực hiện bằng dịch vụ tin nhắn và thoại truyền thống từ mạng di động mà tỉ lệ các tin nhắn “rác” và cuộc gọi “rác” từ các ứng dụng gọi điện và nhắn tin miễn phí trên Internet (ứng dụng OTT) cũng rất lớn. Để ngăn chặn, không thể sử dụng tính năng lập “danh sách đen” trong cài đặt của thiết bị, mà cần phải tải về các phần mềm/ứng dụng chặn tin nhắn và cuộc gọi “rác” cho các hệ điều hành Android và iOS. Đơn cử ứng dụng TrueCaller, có tính năng chặn cuộc gọi và chặn cả ID, và có thể từ số điện thoại lần ra danh tính của thuê bao.
Hay một số ứng dụng khác có tính năng tương tự như Mr.Number, Caller ID & Call Blocker Free, Block SMS and Call, blackList…
2. Xử lý hành vi quấy rối làm phiền người khác qua điện thoại:
Theo quy định tại khoản 4 Điều 12 Luật Viễn thông năm 2009 thì các hành vi bị cấm trong hoạt động viễn thông như sau: ” Đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”.
Do đó, hành vi nhắn tin phá rối và với những nội dung rất khiếm nhã đó thì đây là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm. Tùy vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi nhắn tin quấy rối mà hành vi này có thể chỉ bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định như sau:
“1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác”.
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 3 Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện:
“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Truy nhập trái phép vào cơ sở dữ liệu, hệ thống mạng;
b) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
c) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
d) Không bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
đ) Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng;
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
h) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục cấm;
i) Ngăn chặn trái phép việc truyền tải, truy nhập, tìm kiếm dữ liệu, thông tin hợp pháp trên môi trường mạng;
k) Không khôi phục thông tin hoặc khả năng truy nhập đến nguồn thông tin hợp pháp khi được chủ sở hữu thông tin đó yêu cầu;
l) Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi năm 2017):
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Xem thêm : Sữa nguyên kem là gì? Có nên cho bé uống sữa nguyên kem không?
Tội vu khống (Điều 156 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017):
“Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Trường hợp này, trước tiên bạn cần lưu lại tất cả các tin nhắn được gửi đến cho bạn với nội dung vu khống, quấy rối, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của vợ chồng bạn. Sau khi lưu giữ tất cả tin nhắn này, bạn nên báo cáo tới doanh nghiệp viễn thông mà mình là khách hàng (thuê bao) hoặc gửi đơn khiếu nại cho Sở thông tin và truyền thông địa phương để xác minh và yêu cầu giải quyết.
Sau khi nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về việc quấy rối qua điện thoại của bạn, doanh nghiệp viễn thông sẽ tiến hành theo dõi, kiểm tra, xác minh và yêu cầu chủ thuê bao ngừng ngay việc quấy rối. Nếu chủ thuê bao quấy rối cố tình vi phạm, doanh nghiệp đó ngừng cung cấp dịch vụ, đồng thời báo cáo kết quả cho Sở Thông tin và Truyền thông địa phương của người khiếu nại, người quấy rối để xử lý vi phạm theo quy định. Đồng thời bạn cũng có thể báo cáo sự việc lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để xử lý vi phạm hành chính hoặc báo cho Cơ quan điều tra để cơ quan này xem xét, điều tra, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp