Thời gian gần đây, trên một số mạng xã hội xuất hiện tình trạng nhiều cá nhân sử dụng các tính năng của mạng xã hội như livestream hoặc chia sẻ bài viết, thông tin, hình ảnh để chê người khác ngu, xúc phạm họ trước mạng xã hội.
Vậy chê người khác ngu phạt bao nhiêu tiền? Xử lý thế nào với người chê bai xúc phạm người khác? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Bạn đang xem: Chê người khác ngu phạt bao nhiêu tiền?
Chê người khác ngu bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hiến pháp năm 2013 quu định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Việc chê bai, xúc phạm người khác là hành vi xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm… của người khác, có thể gây ra những tổn thất cả về vật chất và tinh thần cho người bị xâm phạm.
Đồng thời Bộ luật dân sự 2015 quy định tại Điều 592 về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
Xem thêm : BÀI 3: HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Như vậy nếu chê bai người khác ngu thì ngoài việc bị xử phạt theo quy định của pháp luật, bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là thì người vi phạm còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị xúc phạm.
Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng, vì vậy nếu có hành vi xâm phạm đến thân thể, danh dự của người khác có thể bị phạt tối đa không quá mười lần mức lương cơ sở là 14,9 triệu đồng.
Ngoài ra tại Khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP cũng có quy định về phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này.
Ngoài ra đối với hành vi đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân áp dụng theo điểm a khoản 3 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP thì Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Xử lý hình sự đối với hành vi chê người khác ngu?
Xem thêm : Kích thước tiêu chuẩn khung tên bản vẽ A4, A3, A2, A1
Quyền của mỗi người đối với danh dự, nhân phẩm của mình được pháp luật bảo vệ và được thể hiện trong nhiều quy định pháp luật khác nhau, từ đạo luật cao nhất là Hiến pháp cho đến các quy định pháp luật chuyên ngành.
Do đó, bất kỳ hành vi nào nhằm xâm phạm tới danh dự, nhân phẩm của người khác đều bị xem là vi phạm pháp luật. Nhằm bảo vệ một trong những quyền quan trọng nhất của công dân, Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 (Bộ luật Hình sự) mặc dù không có quy định cụ thể về tội chửi bới, lăng mạ người khác, tuy nhiên hành vi chửi bới, lăng mạ lại là một trong những hành vi khách quan của tội làm nhục người khác được quy định tại Điều 155 như sau:
Như vậy, hiện nay nhiều trường hợp xảy ra là chê người khác ngu, chê người khác xấu, chê người khác nghèo trên các thông tin mạng xã hội. Với hành vi đưa thông tin lên mạng xã hội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 BLHS 2015 nếu người đưa thông tin từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự và việc đưa thông tin đó đã xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác là bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, thanh danh, sự trong sạch của người khác, làm cho họ mất uy tín với những người xung quanh, với người cùng học tập, công tác hoặc với những người thân trong gia đình… Việc sử dụng mạng xã hội được coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội làm nhục người khác và có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nếu gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm.
Hành vi đưa thông tin lên mạng xã hội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 BLHS 2015 nếu người đưa thông tin từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.
Việc sử dụng mạng xã hội cũng được coi là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự của tội vu khống và có thể bị phạt tù từ 1 năm đến 3 năm. Nếu vì động cơ đê hèn hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát thì có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Chê người khác ngu phạt bao nhiêu tiền? Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết có vướng mắc gì chưa hiểu vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ nhanh chóng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp