Trụ sở: Jakarta
Tổng thư ký: Surin Pitsuwan
Bạn đang xem: Hồ sơ – Sự kiện – Nhân chứng
Diện tích: 4.480.000 km2
Dân số (2004): 592.000.000 người. Mật độ: khoảng 122 người/ km2
GDP (2003): 2.172.000 tỷ USD
Ngày thành lập: 8/8/1967
Tiền tệ: peso (PHP), ringgit (MYR), kyat (MNK), kip (LAK), baht (THB), riel (KHR), dola Singapore (SGD), dola Brunai (BND), rupiah (IDR), đồng (VND)
Múi giờ: UTC +6 đến +10.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of Southeast Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là một liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để tỏ rõ tình đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên. Sau Hội nghị Bali năm 1976, tổ chức này bắt đầu chương trình cộng tác kinh tế, nhưng các hợp tác bị thất bại vào giữa thập niên 1980. Hợp tác kinh tế chỉ thành công lại khi Thái Lan đề nghị khu vực thương mại tự do năm 1991. Hàng năm, các nước thành viên đều tổ chức các cuộc hội họp chính thức để trao đổi hợp tác.
Xem thêm : Hướng dẫn cách xóa tài khoản facebook trên máy tính, điện thoại
Các thành viên
Hiện nay, tổ chức này gồm 10 quốc gia được liệt kê theo ngày gia nhập:
Các quốc gia sáng lập (ngày 8 tháng 8 năm 1967):
– Cộng hoà Indonesia
– Liên bang Malaysia
– Cộng hoà Philippines
– Cộng hòa Singapore
– Vương quốc Thái Lan
Các quốc gia gia nhập sau:
– Vương quốc Brunei (ngày 7 tháng 1 năm 1984)
Xem thêm : Quy luật phủ định của phủ định
– Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (ngày 28 tháng 7 năm 1995)
– Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
– Liên bang Myanma (ngày 23 tháng 7 năm 1997)
– Vương quốc Campuchia (ngày 30 tháng 4 năm 1999)
Papua New Guinea và Đông Timor là các thành viên quan sát của ASEAN.
Mục đích hoạt động
Giữ vững hòa bình, an ninh, ổn định khu vực, xây dựng một cộng đồng hòa hợp, cùng nhau phát triển kinh tế – xã hội.
Nguyên tắc hoạt động
– Nguyên tằc về quan hệ song phương và đa phương: Tôn trọng chủ quyền và không can thiệp vào nội bộ của nhau, và tiến tới tuân thủ các quy định trong Hiến chương ASEAN khi Hiến chương này được tất cả mười thành viên trong Khối phê chuẩn và có hiệu lực. Hiến chương này được xem là Hiến pháp của toàn Khối. Hy vọng rằng Hiến chương Asean sẽ được thông qua vào tháng Mười hai, 2008. Nếu được thông qua, Hiến chương sẽ có hiệu lực từ ngày thứ 30 sau khi Văn kiện Phê chuẩn được đệ trình lên Tổng Thư ký của Khối.
– Nguyên tắc điều phối hoạt động: có 3 nguyên tắc chủ yếu là nguyên tắc nhất trí, nguyên tắc bình đẳng và nguyên tắc 6-X
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp