Khái niệm hành vi nguy hiểm cho xã hội và các dạng của nó? – Hãng Luật Hưng Đạo

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 8 Bộ luật hình sự, “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, Nên văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa .’

Khái niệm.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình Sự bảo vệ.

Hành vi nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu khách quan bắt buộc của tất cả CTTP và là dấu hiệu trung tâm trong mặt khách quan của tội phạm.

Với ý nghĩa là một biểu hiện hay dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm, hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là hoạt động cụ thể được chủ thể nhận thức và điều khiển, có nội dung trái với các yêu cầu và đòi hỏi của PLHS.

Các dạng của hành vi.

Hai dạng:

Hành động phạm tộiKhông hành động phạm tội.Hành động phạm tội.

– Hành động phạm tội là chủ thể làm một việc mà pháp luật cắm, qua đó làm thay đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

-Hành vi phạm tội:

+ Có thể chỉ là một động tác đơn giản xảy ra một lần trong khoảng thời gian ngắn.

+ Có thể là tập hợp nhiều động tác khác nhau.

+Có thể là một động tác đơn giản hay tập hợp nhiều động tác nhưng được thực hiện lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian dài.

-Hành động phạm tội có thể:

+ Là sự tác động trực tiếp của chủ thể lên đối tượng tác động của tội phạm.

+Tác động thông qua công cụ, phương tiện phạm tội.

+Là động tác mang tính thể chất hoặc là lời nói.

Không hành động phạm tội.

Không hành động phạm tội là chủ thể không làm hoặc làm không đầy đủ một việc mà pháp luật quy định phải làm mặc dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện việc đó, làm biến đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

Chủ thể không làm một việc mà pháp luật quy định phải làm tức là không thực hiện nghĩa vụ pháp lý của chủ thể, nghĩa vụ này xuất hiện trong những trường hợp sau:+ Nghĩa vụ phải làm những việc nhất định do pháp luật quy định trực tiếp cho chủ thể, nghĩa vụ này thường được quy định trong các quy phạm PLHS: cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng ( Điều314 BLHS), nhưng cũng có thể quy định trong các QPPL của ngành luật khác.

+ Nghĩa vụ phải làm những việc nhất định do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật trực tiếp xác định trong một văn bản áp dụng pháp luật căn cứ vào văn bản QPPL của nhà nước.

VD:không chấp hành các quy định hành chính của cơ quan nhà nhước có thẩm quyền về việc đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính ( Điều 269 BLHS).

+ Nghĩa vụ phải làm những việc nhất định gắn liền với chức năng nghề nghieeph do pháp luật quy định. VD: nghĩa vụ cứu người bệnh của bác sĩ, nghĩa vụ bảo vệ tài sản của nhân viên bảo vệ cơ quan.

+ Nghĩa vụ phải thực hiện những việc nhất định phát sinh từ hợp đồng. VD: người trông coi trẻ với cha mẹ đứa trẻ nhưng sau đó không làm đầy đủ nghĩa vụ dẫn đến gây hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng đứa trẻ.

+ Nghĩa vụ phải thực hiện những việc nhất định phát sinh do xử sự trước đó của chủ thể. VD: người lái xe do vi phạm các quy định an toàn giao thông gây ra tai nạn, có nghĩa vụ phải cứu giúp người bị nạn.

Chủ thể phải chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ của mình đã gây ra thiệt hại cho xã hội khi chủ thể có đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ đó.

HÃNG LUẬT HƯNG ĐẠO

Địa chỉ trụ sở: 220 Quốc lộ 13, Phường 26, Quận Bình Thạnh, Tp.Hồ Chí Minh

Website: luathungdao.com

Email: hungdaolawfirm@gmail.com

Điện thoại: 0565.399999