5 sân bay lớn nhất Việt Nam

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video top 10 sân bay lớn nhất việt nam

Trong đó, 5 sân bay đã đi vào hoạt động lớn nhất hiện nay là: Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Nội Bài, sân bay quốc tế Đà Nẵng, sân bay quốc tế Cam Ranh và sân bay quốc tế Phú Bài.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tại TP. HCM đang là sân bay lớn nhất cả nước. Cụ thể, sân bay Tân Sơn Nhất đứng đầu cả nước về tổng diện tích khai thác (hơn 1,500 ha) và công suất hàng hóa và số lượng hành khách phục vụ mỗi năm.

Đặc biệt, theo kết quả xếp hạng các sân bay thế giới năm 2021 của Tổ chức chuyên xếp hạng vận tải hàng không Skytrax (Anh), Cảng Hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất được vinh danh top 10 sân bay tốt nhất thế giới trong nhóm các sân bay có năng lực phục vụ 20-25 triệu khách/năm.

Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đang nghiên cứu, phát huy các đặc điểm của mô hình đô thị sân bay (trong điều kiện sân bay mở rộng và xây dựng thêm nhà ga T3 trong thời gian tới) để tận dụng các tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời có giải pháp giải quyết các khó khăn, thách thức về vị trí địa lý cửa ngõ từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm TP, phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của quận bám sát chủ đề năm 2023 và phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của các địa phương xung quanh.

Sân bay quốc tế Nội Bài tại Hà Nội có tổng diện tích lên đến 304.000m2, có thể phục vụ lên đến 30 triệu hành khách/năm. Theo Nghị quyết 15/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, bộ GTVT sẽ nghiên cứu, xác định vị trí và các chỉ tiêu quy hoạch cảng hàng không quốc tế thứ hai đáp ứng yêu cầu phát triển vùng Thủ đô và khu vực phía Bắc, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định trong giai đoạn 2026 – 2030.

Việc cải tạo, nâng cấp mở rộng Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cũng sẽ được thực hiện trong giai đoạn này theo quy hoạch, góp phần xây dựng và phát triển thành phố Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng có tổng diện tích khu vực sân bay là 842 ha, trong đó diện tích khu vực hàng không dân dụng là 150 ha. Sân bay quốc tế Đà Nẵng là sây bay quan trọng của miền Trung Việt Nam và cả nước.

Mới đây. tổ chức đánh giá xếp hạng vận tải hàng không quốc tế Skytrax vừa công bố giải thưởng thường niên sân bay tốt nhất thế giới năm 2023 (The World’s Best Airports of 2023). Giải thưởng này được trao giải lần đầu vào năm 1999, thực hiện dựa trên bình chọn của hành khách. Năm 2023, sân bay Đà Nẵng được vinh danh ở hai hạng mục là: Sân bay cải tiến nhất thế giới và Sân bay khu vực tốt nhất châu Á.

Sân bay quốc tế Cam Ranh, Khánh Hòa có tổng diện tích sàn xây dựng gần 14.000m2, sân đỗ máy bay và đường giao thông hơn 33.000m2 với thiết kế hiện đại kết hợp nét đặc trưng truyền thống, thân thiện với môi trường. Cục Hàng không Việt Nam đã trình Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đề xuất của Cục Hàng không Việt Nam, trong thời kỳ 2021-2030, Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh là sân bay cấp 4E và sân bay quân sự cấp I, công suất thông qua đạt 25 triệu hành khách/năm và 55.000 tấn hàng hóa/năm.

Sân bay quốc tế Phú Bài, Huế có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực miền Trung. Dự án nhà ga T2 – Cảng hàng không quốc tế Phú Bài có tổng mức đầu tư 2.249 tỷ đồng, do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư dự kiến đưa vào khai thác đúng tiến độ vào tháng 4/2023.

Nhà ga được thiết kế 2 cao trình (3 tầng), diện tích xây dựng khoảng 10.118m2, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 22.381m2, công suất 5 triệu hành khách/năm (trong đó nội địa 4 triệu hành khách/năm và quốc tế 1 triệu hành khách/năm), bảo đảm phục vụ 2.500 hành khách giờ cao điểm.

Nhà ga T2 – Cảng hàng không quốc tế Phú Bài khi đưa vào khai thác sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và khu vực Trung bộ nói chung.