1. Chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung
Trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một trong những thủ tục của Tòa án trong quá trình xét xử để điều tra bổ sung. Thường là trong những vụ án hình sự có tính chất phức tạp, các chứng cứ được thu thập chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc các chứng cứ có nội dung mâu thuẫn mà cơ quan có thẩm quyền chưa thể xác minh, làm rõ ngay được. Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm làm rõ những điều mâu thuẫn trên.
Bạn đang xem: Bàn về trả hồ sơ điều tra bổ sung, về giới hạn xét xử
Xét về mặt bản chất chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án đánh giá trên hai phương diện:
Thứ nhất: Trong quá trình điều tra, truy tố các vụ án hình sự vì nhiều lý do chủ quan và khách quan nên đã xảy ra các sai sót, hạn chế dẫn đến oan sai, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của công dân và pháp nhân thương mại. Nhằm khắc phục các hạn chế, sai sót trong quá trình điều tra, truy tố nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ.
Thứ hai: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án trong việc giải quyết vụ án hình sự là một hoạt động mang tính quyền lực của Nhà nước, đồng thời cũng thể hiện mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự nhằm đảm bảo tính đúng đắn, khách quan, không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”. Bản chất quyền tư pháp được thể hiện tập trung ở việc xét xử và phán quyết về các vi phạm pháp luật. Trong hoạt động xét xử việc ra bản án là hoạt động quan trọng và đây là văn bản tố tụng đặc biệt kết thúc quy trình tố tụng giải quyết một vụ án, theo quy định tại Điều 26 BLTTHS về tranh tụng trong xét xử được bảo đảm “Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa.”
Như vậy, Tòa án tuyên bản án dựa vào việc đánh giá các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án được thu thập trong quá trình điều tra, truy tố. Nếu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án không đủ cơ sở khẳng định một hành vi vi phạm pháp luật là tội phạm hoặc có những sai sót, hạn chế trong vụ án thì Tòa án có quyền đánh giá và phán quyết đối với vụ án đó là phản ánh bản chất quyền tư pháp của Tòa án và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án.
Khoản 3 Điều 280 BLTTHS quy định:”… Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án…” Quy định trên được hiểu Tòa án trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để yêu cầu điều tra bổ sung và Viện kiểm sát thấy yêu cầu của Tòa án là có căn cứ và tiến hành điều tra bổ sung nhưng không bổ sung được và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án; nếu những vấn đề Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung là những căn cứ để kết luận bị cáo phạm tội, Viện kiểm sát không điều tra bổ sung (cho rằng không có căn cứ) và giữ nguyên quyết định truy tố, trường hợp này giải quyết như thế nào? Có hai quan điểm khác nhau.
Xem thêm : Bà bầu có được ăn mắm tôm không? Ăn thế nào hợp lý?
Quan điểm thứ nhất: Nếu tại phiên tòa đã làm rõ những vấn đề Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung là có căn cứ thì HĐXX căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 280 và điểm c khoản 6 Điều 326 BLTTHS ra quyết định trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung.
Quan điểm thứ hai: Chúng tôi đồng tình với quan điểm này, nếu tại phiên tòa đã làm rõ những vấn đề Tòa án yêu cầu điều tra bổ sung là có căn cứ, HĐXX căn cứ quy định tại Điều 298 BLTTHS để giải quyết vụ án. Nếu tiếp tục trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung, Viện kiểm sát cho rằng không có căn cứ thì có trả tiếp chỉ kéo dài thời hạn giải quyết vụ án. Nếu không đủ căn cứ kết luận bị cáo phạm tội thì HĐXX tuyên bố bị cáo không phạm tội, sau đó, kiến nghị lên Tòa án cấp trên. Nếu trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung theo điểm b, c khoản 1 Điều 280 BLTTHS thì HĐXX căn cứ khoản 1 Điều 298 BLTTHS xét xử vụ án và nhận định trong bản án.
Như vậy, chúng tôi cho rằng chế định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án không phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Tòa án quy định trong Hiến pháp, BLTTHS và các văn bản khác.
2. Về giới hạn xét xử
Theo quy định tại khoản 3 Điều 298 BLTTHS về giới hạn của việc xét xử “1. Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
2. Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
3. Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và thông báo rõ lý do cho bị cáo hoặc người đại diện của bị cáo, người bào chữa biết; nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh đã truy tố thì Tòa án có quyền xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn đó.”. Quy định nêu trên có thể hiểu: Khi xét thấy cần thiết thì Tòa án
+ ĐƯỢC xét xử bị cáo theo tội danh nặng hơn tội danh mà Viện kiểm sát đã truy tố.
Xem thêm : Top 8 loại nước giặt Thái Lan vừa thơm vừa tốt nhất 2024
+ KHÔNG được xét xử những người và những hành vi không bị Viện kiểm sát truy tố;
Theo quy định trên khi nhận thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại nếu Viện kiểm sát vẫn giữ tội danh thì Tòa án có quyền xét xử về tội danh nặng hơn, tuy nhiên, nếu tội danh nặng hơn vượt quá thẩm quyền xét xử của Tòa án cấp đó thì Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố, đồng thời, Tòa án phải kiến nghị hủy chính bản án mà mình đã ra, quy định này mâu thuẫn với nguyên tắc “Bản án, quyết định của Tòa án phải căn cứ vào kết quả kiểm tra, đánh giá chứng cứ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa”, như vậy, quy định trên vô hình trung tạo ra “Vòng tròn pháp lý” mà theo đó Tòa án chỉ được xét xử trong chính vòng tròn pháp lý đó điều này đã làm ảnh hưởng chức năng, nhiệm vụ của Tòa án theo quy định của Hiến pháp và các văn bản khác.
3.Kiến nghị
Từ những sự phân tích nêu trên, chúng tôi kiến nghị:
Thứ nhất: Bỏ quy định tại Điều 280 của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án. Trường hợp nếu không đủ căn cứ kết luận bị cáo phạm tội thì HĐXX tuyên bố bị cáo không phạm tội, sau đó, kiến nghị lên Tòa án cấp trên. Trường hợp, có thiếu sót, hạn chế trong quá trình điều tra, truy tố thì Tòa án nhận định và và đánh giá.
Thứ hai: Bỏ quy định tại khoản 3 Điều 298 BLTTHS về giới hạn của việc xét xử.
Tòa án nhân dân huyện Hiệp Đức, Quảng Nam xét xử vụ án Bắt giữ người trái pháp luật – Ảnh: Diễm My
TRẦN VĂN HÙNG (Thẩm phán TAQS khu vực Quân khu 4)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp