Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là thực phẩm có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon và còn được dùng làm trà chữa bệnh. Khổ qua rất giàu vitamin và dược tính. Ngày nay, khổ qua được sử dụng để pha trà uống, vừa giải nhiệt vừa tốt cho sức khỏe. Vậy uống như thế nào để nhận được nhiều lợi ích nhất?
Lợi ích của trà khổ qua
Giải độc gan
Gan phải làm việc liên tục cả ngày để loại bỏ độc tố. Uống trà khổ qua giúp gan tiêu diệt vi khuẩn độc hại và đào thải chất thải nhanh hơn. Trà khổ qua tự nhiên còn có tác dụng làm giảm nồng độ các men gan gây viêm như AST và ALT, giúp gan khỏe mạnh.
Bạn đang xem: Lợi ích của trà khổ qua đối với sức khoẻ? Có nên uống hàng ngày và những lưu ý khi sử dụng?
Ổn định huyết áp
Trà khổ qua giàu vitamin C và nhiều chất chống lại các gốc tự do gây lão hóa, ổn định huyết áp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Hỗ trợ điều trị tiểu đường
Trà khổ qua được coi là vị thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả vì chứa nhiều chất như charantin, peptide, alkaloid giúp hạ đường huyết.
Hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh gout
khổ qua rừng có tác dụng làm giảm axit uric, một chất làm trầm trọng thêm bệnh gout. Vì vậy, việc sử dụng trà khổ qua rừng rất thích hợp cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh gout.
Giảm cholesterol
Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng sử dụng trà khổ qua có thể làm giảm mức cholesterol trong máu một cách hiệu quả.
Hỗ trợ giảm cân
Trà khổ qua hỗ trợ giảm cân khá tốt vì chứa chất oxy hóa có tác dụng oxy hóa glucose, ngăn hấp thu glucose vào tế bào, từ đó ức chế hoạt động của các enzyme tổng hợp glucose giúp giảm mỡ máu và giảm cân hiệu quả.
Cải thiện giấc ngủ
khổ qua còn là loại thảo dược giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Xem thêm: Học ngay cách pha trà sen vàng giải độc gan, trị mất ngủ và thanh lọc cơ thể hiệu quả
Cách dùng trà khổ qua tốt cho sức khỏe
Uống trà khổ qua mỗi ngày có tốt không?
Trà khổ qua được nhiều người biết đến vì công dụng tốt cho sức khỏe nhưng uống quá nhiều trà khổ qua hoặc không phù hợp với thể trạng có thể gây hại cho sức khỏe.
Các chuyên gia khuyên nên dùng 30 – 60g khổ qua khô mỗi ngày, do đó bạn chỉ nên uống 1 – 2 ly trà hàng ngày. Uống quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ và ngộ độc.
Tác dụng phụ khi uống trà khổ qua
Theo khuyến cáo, uống trà khổ qua hàng ngày trong 3 tháng với liều lượng phù hợp đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng với liều lượng cao có thể xảy ra các tác dụng phụ sau:
- Tăng men gan gây hại cho bệnh lý về gan.
- Các vấn đề về dạ dày, đầy hơi, đau bụng, khó tiêu.
- Hạ đường huyết quá mức có thể gây mệt mỏi, chóng mặt và đau đầu.
- Làm suy giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng làm chậm sự phát triển của trẻ nhỏ.
- Giảm số lượng tinh trùng, điều này ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
- Các cơn co tử cung có thể dẫn đến sảy thai hoặc sinh non ở phụ nữ mang thai.
Những ai không nên uống trà khổ qua?
Do những tác dụng phụ nêu trên nên trà khổ qua là thức uống mà một số đối tượng dưới đây không nên dùng.
- Người mắc bệnh gan không nên uống trà khổ qua để tránh tình trạng tăng men có thể dẫn đến xơ gan, suy gan.
- Phụ nữ có thai không uống trà khổ qua để tránh co thắt tử cung, có thể dẫn đến chảy máu, sinh non, sảy thai.
- Đối với phụ nữ đang cho con bú uống trà khổ qua có thể truyền vào sữa mẹ, khiến trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém và chậm phát triển.
- Người dự định có thai ở cả nam và nữ không nên dùng trà khổ qua vì có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.
- Người huyết áp thấp uống trà khổ qua có thể gây hạ đường huyết, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu, hôn mê.
- Người khó tiêu uống trà khổ qua có thể gây khó tiêu, đau bụng và tiêu chảy trầm trọng hơn.
- Người đang dùng thuốc uống trà khổ qua có thể gây tương tác thuốc. Do đó, không nên uống trà khổ qua trong thời gian dùng thuốc.
- Trẻ em dưới 2 tuổi không nên uống trà khổ qua để tránh mất chất dinh dưỡng và khó tiêu.
Cách làm trà khổ qua tại nhà
Nguyên liệu
- 5 – 7 trái khổ qua rừng.
- Muối hạt.
Cách làm
Bước 1: Sơ chế khổ qua
Chuẩn bị một cái nồi, cho 3 muỗng muối vào rồi ngâm khổ qua. Ngâm khoảng 15 phút thì xả lại bằng nước sạch rồi để ráo.
Xem thêm : Người mổ lẹo mắt bao lâu thì khỏi
Bước 2: Phơi khô
khổ qua sau khi ráo nước, cắt thành từng miếng mỏng.
Có 3 cách sấy khô khổ qua: Cho vào lò nướng (nếu có), rang trên chảo hoặc phơi dưới nắng. Tuy nhiên, nếu có thời gian, việc phơi khổ qua dưới nắng sẽ giúp khổ qua đẹp, thơm ngon hơn khi uống.
Phơi khổ qua dưới ánh nắng gắt trong 2 ngày và kiểm tra thường xuyên. Sau khi khổ qua khô hoàn toàn, bảo quản trong tủ lạnh để sử dụng lâu dài.
Bước 3: Pha trà
Bỏ 5 – 7 lát khổ qua vào ly và thêm 350ml nước sôi. Đợi khoảng 2 – 3 phút để tinh chất khổ qua tiết ra nước. Bạn cũng có thể pha vào bình lớn và uống hết trong ngày.
Tạm kết
FPT Shop đã chia sẻ những lợi ích mà trà khổ qua mang lại cho sức khỏe. Bạn có thể uống trà khổ qua hàng ngày nhưng không uống thay thế nước lọc. Sử dụng liều lượng hợp lý để tốt cho sức khoẻ và hạn chế tác dụng phụ.
Xem thêm:
- Cách làm trà vải từ vải tươi cùng trà túi lọc thơm ngon, chất lượng để giải khát
- Hồng trà là loại trà gì? Phân biệt những loại hồng trà và cách pha chế hồng trà ngon nhất
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin liên quan về trà khổ qua. Bên cạnh trà khổ khô, bạn cũng có thể tìm hiểu và làm nước ép khổ qua tươi để uống. Tham khảo ngay các loại máy xay sinh tố đang bán tại FPT Shop để làm các loại nước uống tự nhiên tại nhà tiện lợi hơn.
- Máy xay sinh tố
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp