Góc giải đáp: Trà sữa để được bao lâu?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video trà sữa để qua đêm có sao không

Giống như nhiều loại thức uống khác, trà sữa cũng có một khoảng thời gian bảo quản nhất định. Trà sữa bảo quản càng lâu, hương vị sẽ thay đổi và không còn thơm ngon như mới ban đầu. Vậy trà sữa để được bao lâu?

Trà sữa để được bao lâu?

Ở nhiệt độ phòng

Nếu bạn để trà sữa ở nhiệt độ phòng (>25 độ C), trà sữa chỉ có thể bảo quản được ít nhất 6 giờ và tối đa 9 giờ. Bởi do nguyên liệu cơ bản của món thức uống này là sữa và trà. Đây là loại nguyên liệu rất dễ hư hỏng, lên men gây biến đổi chất nhanh chóng. Vì thế nên, nếu bạn có ý định uống trà sữa, hãy uống ngay để thưởng thức đậm vị hương thơm và dinh dưỡng tốt nhất.

Nếu để quá lâu, trà sữa sẽ xuất hiện tình trạng tách nước, chuyển qua trạng thái thiu, chua. Do đó, trà sữa bảo quản ở nhiệt độ phòng để qua đêm sẽ không uống được nữa.

Trong tủ lạnh

Trà sữa để được bao lâu trong tủ lạnh? Trà sữa có thể được bảo quản trong tủ lạnh trong khoảng 1-2 ngày để đảm bảo chất lượng và vị tốt nhất. Tuy nhiên, để trà sữa không bị ôi thiu hay bị nấm mốc, bạn nên đậy kín nắp của ly trà sữa hoặc chuyển sang bình đựng khác nhằm tránh tiếp xúc với không khí. Đồng thời, các topping như trân châu có thể bị cứng và không giòn, ngọt như ban đầu.

Nếu bạn muốn giữ trà sữa lâu hơn, bạn nên đông lạnh trà sữa nhưng lưu ý rằng đông lạnh có thể làm giảm độ tươi ngon và chất lượng của trà sữa. Khi muốn sử dụng trà sữa đông lạnh, bạn cần để trà sữa ở nhiệt độ phòng trong khoảng 30 phút để trở lại trạng thái ban đầu trước khi sử dụng.

Cách bảo quản trà sữa qua đêm

Bảo quản ở nhiệt độ phòng

Để có thể bảo quản trà sữa ở điều kiện nhiệt độ thông thường tốt nhất, bạn cần để trà sữa ở nơi thoáng mát, khô ráo, tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ trung bình lý tưởng của phòng từ 20 – 30 độ C.

Tuy nhiên, vào những ngày hè oi bức, nhiệt độ cao có thể lên đến 40 độ C sẽ ảnh hưởng đến thời gian bảo quản của trà sữa không được lâu. Vì thế nên, cách duy nhất để bảo quản trà sữa qua đêm là bảo quản trong tủ lạnh.

Bảo quản trong tủ lạnh

Nếu bạn bảo quản trà sữa trong tủ lạnh đúng cách thì vẫn có thể sử dụng được. Hơn nữa, vị trà vẫn sẽ được ngon như lúc bạn mới mua. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý hãy bỏ bớt đá, nếu bạn không muốn trà sữa nhạt.

Bên cạnh đó, nhiệt độ của tủ lạnh giúp hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn có hại. Thế nhưng, bạn nên để nhiệt độ của tủ lạnh ở mức nhiệt độ vừa phải, bởi nếu quá lạnh topping sẽ dễ cứng, không ngon như ban đầu.

Ngoài ra với những ly trà sữa chưa mở nắp, bạn chỉ cần cho thẳng vào tủ lạnh. Với trà sữa đã uống, bạn cần bọc kín bằng màng bọc thực phẩm, hoặc cũng có thể cho vào cốc có nắp đậy. Điều này giúp giảm thiểu không khí từ bên ngoài xâm nhập vào làm biến đổi các thành phần có trong trà sữa.

Mặt khác, bạn nên tách riêng trà sữa và các loại topping. Nếu topping để trong chất lỏng một thời gian dài, topping sẽ cứng lại hoặc dính vào nhau. Điều này có thể làm biến đổi hương vị ban đầu của trà, ảnh hưởng đến thời gian bảo quản trà sữa và trải nghiệm khi thưởng thức. Như vậy, khi bạn uống chỉ cần tiến hành hâm nóng là có ngay một ly trà sữa như mới.

Bảo quản topping đúng cách

Đối với những món trà sữa như trà sữa trân châu, trà sữa thái, bạn có thể áp dụng một số cách bảo quản chúng tôi đã đề cập phía trên. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý rằng hãy dùng màng chống dính hoặc đậy nắp kín trước khi cho vào tủ lạnh, tránh bám mùi vào thức ăn khác. Với cách thức này, bạn sẽ có thể bảo quản topping được 2 – 3 ngày.

Bên cạnh đó, để hương vị trân châu thêm ngon, giòn bạn có thể ngâm trong nước đường hoặc mật ong, điều này giúp trân châu không bị cứng. Sử dụng siro đường hoặc mật ong giúp trân châu bảo quản được lâu và có hương vị thơm ngon, chuẩn vị.

Một số dấu hiệu nhận biết trà sữa hư

Bên cạnh việc tìm hiểu trà sữa để được bao lâu, bạn cần phải biết rõ cách nhận biết trà sữa hư tránh sử dụng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số dấu hiệu khi quan sát trà sữa như:

  • Trà sữa có hiện tượng tách nước, lợn cợn, có thể trà sữa chưa có mùi hôi nhưng lúc này bạn không nên uống.
  • Bề mặt cốc xuất hiện các lớp váng kết tủa hoặc bọt trên mặt, ngửi có mùi chua hôi.
  • Bạn có thể nếm thử một chút ít trà sữa, nếu hương vị bất thường như khác bị, ôi chua so với ban đầu thì không nên uống nhé.

Bởi do nếu bạn uống trà sữa ôi thiu, hư có thể xuất hiện tình trạng đau bụng vì dạ dày co thắt mạnh, đầy hơi, tiêu chảy, nôn trớ gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Trường hợp nguy hiểm hơn, bạn có thể dẫn đến ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng.

Bài viết trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nội dung “trà sữa để được bao lâu?”. Mong rằng qua những giải đáp phía trên, bạn sẽ có thể học hỏi thêm được nhiều thông tin về cách bảo quản đúng cách và nhận biết trà sữa hư khi sử dụng tránh gây ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của bản thân.

Tuyết Trâm

Nguồn tham khảo: Tổng hợp