Cây xạ đen là gì, tác dụng, tác hại và cách dùng cây xạ đen như thế nào? Hãy cùng Bách hóa XANH heo dõi những chia sẻ từ bài viết dưới đây để hiểu hơn về loài cây này nhé!
Nhắc đến cái tên cây xạ đen có lẽ đối với nhiều người cái tên này còn quá xa lạ, tuy nhiên đây lại là một loài cây có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người đặc biệt là dùng để bào chế ra nhiều bài thuốc chữa bệnh. Vậy còn chần chừ gì mà bạn không tham khảo ngay nội dung bài viết dưới đây để hiểu hơn về cây xạ đen.
1 Cây xạ đen là gì?
Cây xạ đen mọc tự nhiên trong rừngBạn đang xem: Tìm hiểu tác dụng, tác hại và cách dùng cây xạ đen
Cây xạ đen?
Cây xạ đen còn có tên gọi khác là: Cây ung thư, cây bách giải tên tiếng anh là celastrus hindsii. Cây xạ đen thuộc dạng thân gỗ nhỏ, mọc thành từng bụi,lá màu hơi tía và có răng cưa, thường sống dựa vào các thân cây gỗ lớn trong rừng.
Loại cây này xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới như Quảng Đông, Phúc Kiến, Quảng Tây, Vân Nam – Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và đặc biệt ở Việt Nam thì tập trung tại khu vực tỉnh Hòa Bình.
Dược liệu xạ đen
Cây xạ đen có thể dùng được tất cả các bộ phận gồm: Thân, cành, lá, quả.
Cây được thu hoạch vào bất cứ mùa nào trong năm. Các bộ phận của cây được cắt thành từng đoạn, đem phơi khô để làm thuốc. Để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc thì phần cây này cần được bảo quản tốt, giữ ở nơi khô thoáng, tránh để bị ẩm.
2 Thành phần hoá học
Cây xạ đen đem phơi khô
Theo một số nghiên cứu thì cây xạ đen có thành phần hóa học gồm các chất: Flavonoid, các polyphenol, tanin, acid amin, đường khử, cyanoglucoside, Saponin Triterpenoid. Mỗi chất này đều có nhiều công dụng khác nhau trong việc điều trị bệnh.
3 Tác dụng vật lý
Cây xạ đen có tính hàn, vị đắng
Theo đông y thì cây xạ đen có vị đắng nhạt, tính hàn. Cây có nhiều tác dụng dược lý như chữa: Ung nhọt, lở loét, rối loạn tiêu hóa, mát huyết, giúp thông kinh, trị mất ngủ, viêm gan, vô sinh…
4 Công dụng của xạ đen
Xạ đen đem hãm nước uống có tác dụng chữa bệnh
Cây xạ đen được biết đến với nhiều công dụng khác nhau, mỗi ngày nên dùng từ 15 đến 20g sắc nước để uống hoặc để tăng hiệu quả trị bệnh thì có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác. Công dụng đặc biệt của xạ đen phải kể đến đó là:
Người Mường thường sử dụng cây xạ đen để làm thuốc hỗ trợ chữa bệnh gan như: Viêm gan, xơ gan…
Trong y học cổ truyền, xạ đen có vị đắng, tính hàn giúp giảm mụn nhọt, tiêu viêm, giải độc, tăng cường sức đề kháng cơ thể, hạn chế sự phát triển của khối u, đặc biệt hỗ trợ điều trị ung thư.
Theo tài liệu nghiên cứu của viện Quân y thì cây xạ đen có tác dụng làm mát gan, hỗ trợ điều trị được nhiều căn bệnh khác như: Ung thư phổi, thanh nhiệt, thanh lọc độc tố trong cơ thể, chữa khỏi dị ứng, giảm mỡ máu, cân bằng huyết áp, kháng viêm, cầm máu vết thương.
5 Các bài thuốc chữa bệnh với xạ đen
Xạ đen kết hợp với một số loại thuốc khác hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả
Thông kinh, lợi tiểu, giải nhiệt : Bạn lấy 15g xạ đen, 12g kim ngân hoa đem sao vàng rồi hãm nước như nước chè uống trong hết trong ngày chỉ sau vài ngày uống bạn sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm hẳn.
Xem thêm : Bạn đã biết cách bảo quản yến đã ngâm nước chưa?
Tăng cường hệ miễn dịch, giảm căng thẳng: Bạn chuẩn bị 15g xạ đen, 15g giảo cổ lam và 15g nấm linh chi. Đem rát cả các nguyên liệu này sắc thành thuốc uống hàng ngày. Sẽ giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, tinh thần tỉnh táo.
Hỗ trợ điều trị ung thư: Bạn sử dụng 30g xạ đen, 20g cỏ lưỡi rắn và 6g cam thảo dây. Đem tất cả các nguyên liệu này bỏ vào nước ấm hãm như hãm chè và uống hết trong ngày.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan: Bạn chuẩn bị 50g xạ đen, 30g cà gai leo và 10g mật nhân. Bỏ tất cả các nguyên liệu này vào nồi nấu chung với 2 lít nước trong khoảng 15 phút, đợi nước nguội rồi lấy ra uống thay nước hàng ngày sẽ giúp gan của bạn được thanh nhiệt, giải độc và khỏe mạnh hơn.
6 Tác dụng phụ
Dùng cây xạ đen có thể gây tác dụng phụ
Hoa mắt, chóng mặt, váng đầu: Sử dụng cây xạ đen quá liều lượng sẽ dẫn đến hoa mắt, chóng mặt, tụt huyết áp. Theo cách chuyên gia khuyến cáo ta chỉ nên dùng tối đa 70g xạ đen, không nên lạm dụng để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đầy bụng, đi ngoài: Xạ đen để qua đêm rất dễ bị thiu hỏng, dẫn đến ảnh hưởng đến tiêu hóa của bạn gây đau bụng và đi ngoài, vì vậy nếu như thuốc đã để qua đêm thì bạn không nên uống nhé!.
Buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật: Nước sắc xạ đen có tác dụng an thần, giúp ngủ ngon do vậy khiến nhiều người có dấu hiệu bị ngủ gật. Vì vậy để không làm ảnh hưởng đến công việc thì buổi sáng bạn không nên uống xạ đen pha quá đặc.
Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ khiến bạn hiểu hơn về cây xạ đen cũng như công dụng chữa bệnh từ loại cây này. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe nhé!
Nguồn: Vinmec
Bách hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp