Cũng giống như các đối tượng khác trong gia đình, con cái có những quyền lợi và nghĩa vụ phù hợp với vai trò và bổn phận của mình. Những quyền lợi và nghĩa vụ này phù hợp với các quy định của luật pháp cũng như của quan niệm của xã hội.
Các quyền và nghĩa vụ của con tương ứng với các quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ nhưng cụ thể hơn để cha mẹ có thể bảo đảm, tôn trọng và thực hiện. Việc chi tiết hóa các quyền và nghĩa vụ của con nhằm bảo đảm dễ hiểu, dễ áp dụng và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con. Hiện nay, quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của con trong gia đình có thể được tìm thấy ở Luật hôn nhân gia đình năm 2014
Bạn đang xem: Pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 70, Điều 71 Luật hôn nhân gia đình năm 2014, quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ như sau:
1. Quyền của con
– Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.
Điều này để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện, nghĩa là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và mối quan hệ xã hội của người con.
– Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc. Quyền này của con cái được quy định cụ thể hơn trong Luật Trẻ em năm 2016:
Xem thêm : Bật mí 2 công thức mặt nạ bột sắn dây giảm nám tàn nhang
“Điều 22. Quyền được sống chung với cha, mẹ
Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.”
– Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.
– Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, thu nhập do lao động của con, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của con và thu nhập hợp pháp khác và tài sản được hình thành từ tài sản riêng của con. Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
2. Nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ
– Con phải có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ. Bên cạnh những trách nhiệm được luật pháp quy định, người con trong các gia đình còn có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc giữ gìn văn hóa, truyền thống đạo đức gia đình.
– Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Khi còn trong độ tuổi đi học, việc làm tròn bổn phận của con, cháu đối với cha mẹ, ông bà là vâng lời thầy cô, học hành chăm chỉ, tích lũy kiến thức và trau dồi đạo đức để khi trưởng thành sẽ tự tin tham gia vào đời sống xã hội, lao động để tạo thu nhập nuôi sống bản thân và chăm sóc gia đình.
Xem thêm : Carbohydrate là chất gì? Carb có tác dụng gì đối với cơ thể?
– Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Trong mối quan hệ giữa con với cha, mẹ thì con cũng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng cha, mẹ. Đây là mối quan hệ gắn bó trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình mang tính truyền thống, người ta thường nói “Trẻ cậy cha, già cậy con”. Con có trách nhiệm và không được đùn đẩy trách nhiệm này cho người khác khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật.
– Ngoài ra, con từ đủ 15 tuổi trở lên sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình; đóng góp vào việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
Khi đã trưởng thành và xây dựng gia đình riêng, việc làm tròn bổn phận của con, cháu là sống đúng, sống theo và sống hợp với các nguyên tắc đạo đức xã hội, chăm lo gia đình riêng của mình chu đáo, chăm sóc, phụng dưỡng, thăm nom cha mẹ theo khả năng và điều kiện…
Như vậy, để đảm bảo thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con, pháp luật đã có quy định rõ ràng. Quyền và trách nhiệm là hai yếu tố gắn liền của các thành viên trong gia đình, gắn liền với việc xây dựng, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Việc thực hiện quyền và trách nhiệm của các thành viên trong mỗi gia đình là không giống nhau bởi các yếu tố tác động như quan niệm, điều kiện, nhu cầu. Tuy nhiên, người làm con phải ý thức và nắm rõ được quyền và nghĩa vụ của mình để tránh việc xao nhãng, không làm tròn bổn phận hoặc vô tình vi phạm pháp luật.
Luật Hoàng Anh
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp