Ma túy đem lại nhiều cái chết trắng cho xã hội, là thứ nguy hiểm mà mỗi người chúng ta cần tránh xa, lên án. Vậy Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy là gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.
Ma túy là gì?
Có nhiều quan điểm khác nhau về ma túy.
Bạn đang xem: Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy?
– Theo từ điển tiếng Việt: ma túy là tên gọi chung cho tất cả các chất có tác dụng gây trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện.
– Theo quan điểm của tổ chức y tế thế giới (WHO): Ma túy là bất cứ chất nào khi đưa vào cơ thể con người có tác dụng làm thay đổi một số chức năng của cơ thể.
– Theo quan điểm của LHQ: ma túy là những chất có nguồn gốc tự nhiên hay tổng hợp, khi xâm nhập vào cơ thể con người có tác dụng làm thay đổi ý thức và trí tuệ, làm cho con người phụ thuộc vào nó.
– Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1999 xác định rõ: Ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao cô ca, lá, hoa, quả cây cần sa; lá cây cô ca; quả thuốc phiện khô, quả thuốc phiện tươi, heroin, cocain; chất ma túy khác ở thể lỏng và thể rắn.
– Theo Luật Phòng, chống ma tuý 2021 của nước ta định nghĩa về chất ma tuý như sau: Chất ma túy là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma túy do Chính phủ ban hành.
Các em học sinh nhất là tuổi dậy thì, với tâm lý tò mò, khẳng định bản thân cùng nhận thức chưa chính chắn dễ bị các đối tượng xấu dụ dỗ, lợi dụng mua bán chất ma túy, sa ngã vào con đường này.
Vì vậy mà mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm trong việc phòng chống ma túy, bởi Phòng, chống ma túy là phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và tệ nạn ma túy; kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy.
Tác hại của ma túy
– Tác hại về sức khỏe:
Xem thêm : Power of Attorney
Sử dụng ma túy sẽ gây tổn hại về sức khỏe con người. Cụ thể là gây tổn hại về hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, các bệnh về da, làm suy giảm chức năng thải độc, hệ thần kinh, nghiện ma túy dẫn đến tình trạng suy nhược toàn thân, suy giảm sức lao động. Không những người nghiện ma túy gây ra những tổn hại cho chính mình mà còn gây những ảnh hưởng vô cùng to lớn cho gia đình, xã hội và kinh tế của đất nước.
Người nghiện ma túy bị suy giảm sức lao động, hoặc mất khả năng lao động và khả năng tập trung trí óc, sử dụng ma túy quá liều có thể dẫn đến bị chết đột ngột.
– Tác hại về tinh thần:
Khi đã lệ thuộc vào ma túy thì nhu cầu cao nhất đối với người nghiện là ma túy, họ dễ dàng bỏ qua những nhu cầu khác trong cuộc sống đời thường. Hành vi, lối sống của họ bị sai lệch so với chuẩn mực đạo đức của xã hội và luật pháp. Họ là những người bị tha hóa về nhân cách.
– Tác hại về kinh tế:
Khi bị nghiện, những người nghiện sẵn sàng làm mọi việc miễn là có tiền, có ma tuý, thậm chí giết người, cướp của. Ở trẻ em, các hành vi chưa mang tính chất nghiêm trọng, nhưng cũng xuất hiện những mầm mống của tội phạm như trộm cắp, cướp giật, lừa đảo…
– Tác hại của tệ nạn ma túy đối với trật tự, an toàn xã hội
+ Nghiện ma túy là nguyên nhân xô đẩy người lương thiện vào con đường phạm tội. Do người nghiện không làm chủ được hành vi của mình.
+ Hoạt động mua bán, tổ chức sử dụng ma túy trái phép của các đối tượng và sự tụ tập của những người nghiện ở một địa bàn, kéo theo những tệ nạn xã hội và những vi phạm pháp luật khác sẽ gây bất ổn về an ninh, trật tự tại địa bàn đó. Gây tâm lí hoang mang, bất bình, lo sợ trong quần chúng nhân dân.
Do những tác hại to lớn và hệ lụy khôn lường của ma túy, phong trào phòng, chống ma túy không chỉ cần được đẩy mạnh trong thực tiễn đời sống mà còn cần được tuyên truyền, giáo dục cho các em học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Việc giáo dục tuyên truyền này sẽ củng cố nhận thức về tác hại ma túy, phổ biến kiến thức pháp luật về phòng chống ma túy. Từ đó tạo nên một thế hệ thanh thiếu niên – chủ nhân tương lai của đất nước có tầm nhìn, kiến thức tốt, tránh sa ngã vào tệ nạn ma túy.
Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy?
Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy đó là:
Xem thêm : Hướng dẫn cách lấy lại sim Viettel bị thu hồi tại nhà
Học tập, nghiên cứu nắm vững những quy định của pháp luật đối với công tác phòng, chống ma tuý và nghiêm chỉnh chấp hành.
– Không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.
– Khi phát hiện những học sinh có biểu hiện sử dụng ma tuý hoặc nghi vấn buôn bán ma tuý phải báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo để có biện pháp ngăn chặn.
– Nâng cao cảnh giác tránh bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo vào các việc làm phạm pháp, kể cả việc sử dụng và buôn bán ma tuý.
– Có ý thức phát hiện những đối tượng có biểu hiện nghi vấn dụ dỗ học sinh sử dụng ma tuý hoặc lôi kéo học sinh vào hoạt động vận chuyển, mua bán ma tuý; báo cáo kịp thời cho thầy, cô giáo hoặc cán bộ có trách nhiệm của nhà trường.
– Phát hiện những đối tượng bán ma tuý xung quanh khu vực trường học và kịp thời báo cáo cho thầy, cô giáo, cán bộ nhà trường. Phát hiện và báo cáo kịp thời cho chính quyền địa phương những đối tượng mua bán, tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý và những nghi vấn khác xảy ra ở địa bàn mình cư trú hoặc tạm trú.
– Tích cực tham gia phong trào phòng, chống ma tuý do nhà trường, tổ chức đoàn, tổ chức hội phụ nữ phát động.
– Hưởng ứng và tham gia thực hiện những công việc cụ thể, góp phần thực hiện nhiệm vụ phòng, chống ma tuý tại nơi cư trú, tạm trú do chính quyền địa phương phát động.
– Cam kết không vi phạm pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, trong đó có tệ nạn ma tuý.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp