Thủ quỹ đóng vai trò rất quan trọng trong cơ quan đơn vị sự nghiệp bởi vai trò của thủ quỹ trong mỗi đơn vị là không thể thiếu đảm bảo cho việc chi tiêu, sử dụng quỹ của đơn vị một cách công bằng, minh bạch và hiệu quả, tránh được trường hợp lạm thu và lạm chi trong đơn vị.
- Có được xóa lỗi phạt nguội? Phạt nguội có hiệu lực bao lâu?
- Góc giải đáp: Uống nước quả la hán hàng ngày có tốt không?
- Mùng 1 Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 là ngày mấy dương lịch?
- Chi tiết dịch vụ cuộc gọi người nghe trả tiền Viettel hot nhất 2022
- Xử Nữ hợp với cung nào trong tình yêu? Tính cách cung Xử Nữ trong tình cảm
1. Nhiệm vụ của thủ quỹ trường học là gì?
Xem thêm : Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông và cách giải – Toán lớp 7
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn đang xem: Nhiệm vụ, chức trách, yêu cầu của thủ quỹ trong cơ quan Nhà nước
Xin chào bạn mình hiện đang công tác trong ngành giáo dục mà tìm hoài không thấy văn bản quy định nhiệm vụ của thủ quỹ là gì mình tìm thấy được Quyết định 21-LĐ/QĐ ngày 28/01/1983 thì lâu quá rồi. Bạn tư vấn cho mình có văn bản nào quy định nhiệm vụ của thủ quỹ trường học là phải làm gì không?Xin cảm ơn bạn.
Luật sư tư vấn:
Nhiệm vụ của thủ quỹ theo quy định tại Quyết định 21-LĐ/QĐ quy định như sau:
* Chức trách:
– Thực hiện thu, chi tiền mặt đúng chính sách trong phạm vi trách nhiệm của người thủ quỹ, thực hiện viêc thu chi của cơ quan đơn vị theo những kế hoạch đã đề ra hoặc những công việc cần thiết, phù hợp, hiệu quả.
– Kiểm đếm thu, chi tiền mặt chính xác và bảo quản an toàn quỹ tiền mặt của đơn vị. Tránh trường hợp lạm dụng chức vụ quyền hạn dẫn đến sử dụng quỹ không đúng, tránh trường hợp trái quy định của luật như hành vi rửa tiền.
– Thực hiện nghiêm chỉnh định mức tồn quỹ tiền mặt của Nhà nước quy định.
– Hạch toán chính xác đầy đủ các nghiệp vụ của quỹ tiền mặt, và làm các báo cáo về quỹ tiền mặt.
* Phải biết:
– Điều lệ hoặc nội dung hoạt động nghiệp vụ, kinh doanh của đơn vị mình để hiểu nội dung hoạt động của quỹ tiền mặt.
– Chế độ, thể lệ thu chi tài chính của đơn vị.
– Chế độ quản lý tiền mặt của Nhà nước.
Luật sư tư vấn quy định về chức danh thủ quỹ:1900.6568
– Hiểu được kế hoạch tiền mặt của đơn vị.
– Quy trình nghiệp vụ về kiểm đếm, đóng gói, thu chi và bảo quản tiền mặt.
– Tiến hành các thủ tục về quan hệ tiền mặt với ngân hàng và khách hàng.
– Thủ tục về mở sổ sách, xử lý các chứng từ, ghi chép và làm báo cáo thống kê, cập nhật việc thu chi của quỹ tiền mặt.
– Biết sử dụng những công cụ chuyên dùng đơn giản cho công tác quỹ tiền mặt như bàn tính gảy, máy tính quay tay, máy đếm tiền (nếu có).
* Yêu cầu trình độ nghiệp vụ: Tốt nghiệp phổ thông cơ sở, đã qua lớp nghiệp vụ quỹ tiền mặt.
Hiện nay, Quyết định 21-LĐ/QĐ vẫn còn hiệu lực áp dụng. Các quy định về thủ quỹ thực hiện theo quy định tại Quyết định 21-LĐ/QĐ.
2. Quy định bố trí thủ quỹ trong cơ quan nhà nước:
Xem thêm : Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông và cách giải – Toán lớp 7
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn đang xem: Nhiệm vụ, chức trách, yêu cầu của thủ quỹ trong cơ quan Nhà nước
Xin cho biết các quy định như thế nào về bố trí thủ quỹ trong cơ quan nhà nước? Cụ thể đã được quy định ở văn bản nào của Nhà nước, Thủ quỹ có thể là nhân viên hợp đồng lao động được không??
Luật sư tư vấn:
Quy định về các ngạch công chức, viên chức thì thủ quỹ cơ quan nhà nước là công chức thuộc ngạch nhân viên, trong đó, thủ quỹ kho bạc, ngân hàng có mã ngạch là 06.034, thủ quỹ cơ quan, đơn vị có mã ngạch là 06.035.
Do vậy, thủ quỹ trong cơ quan nhà nước bắt buộc phải là công chức, không thể là nhân viên hợp đồng.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Thông tư 03/2010/TTLT-BNV-BTC-BLĐTB&XH: “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quyết định giao số lượng cán bộ, công chức cấp xã cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng xã, phường, thị trấn, không nhất thiết xã, phường, thị trấn nào cũng bố trí tối đa số lượng cán bộ, công chức quy định tại Khoản 1 Điều này; đồng thời căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của từng xã, phường, thị trấn hướng dẫn việc kiêm nhiệm và việc bố trí những chức danh công chức được tăng thêm người đảm nhiệm.
Căn cứ Điều 2 Nghị định 34/2019NĐ/CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức, cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.
“Điều 4. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã
1. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã được bố trí theo Quyết định phân loại đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Cụ thể như sau:
a) Loại 1: tối đa 23 người;
b) Loại 2: tối đa 21 người;
c) Loại 3: tối đa 19 người.
2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định bố trí số lượng cán bộ, công chức cấp xã bằng hoặc thấp hơn quy định tại khoản 1 Điều này, bảo đảm đúng với chức danh quy định tại Điều 3 Nghị định này và phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đối với các xã, thị trấn bố trí Trưởng Công an xã là công an chính quy thì số lượng cán bộ, công chức quy định tại khoản 1 Điều này giảm 01 người.
3. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm cả cán bộ, công chức được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. Riêng trường hợp luân chuyển về đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thì thực hiện theo Nghị định số 08/2016/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và quy trình, thủ tục bầu, từ chức, miễn nhiệm, bãi nhiệm, điều động, cách chức thành viên Ủy ban nhân dân.””
Không có văn bản pháp luật quy định chính xác về việc bố trí thủ quỹ trong cơ quan nhà nước. Do vậy, thủ quỹ trong cơ quan nhà nước sẽ được bố trí phù hợp theo yêu cầu, nhiệm vụ và đội ngũ công chức hiện có tại cơ quan để đảm bảo đáp ứng được các nhiệm vụ của cơ quan nhà nước đó.
3. Thủ trưởng cơ quan kiêm thủ quỹ luôn được không?
Xem thêm : Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông và cách giải – Toán lớp 7
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn đang xem: Nhiệm vụ, chức trách, yêu cầu của thủ quỹ trong cơ quan Nhà nước
Tôi có 1 câu hỏi mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Tôi làm trong 1 cơ quan hành chính nhà nước. Đầu năm 2017 tôi được phân công nhiệm vụ phụ trách kế toán của cơ quan. Trong những năm trước năm 2017, việc làm thủ quỹ do lãnh đạo phó đảm nhiệm, việc làm chứng từ rút tiền kế toán làm, nhưng việc chi thực tế thì thủ quỹ (Phó cơ quan) và thủ trưởng không công khai cho kế toán biết. Vậy tôi muốn luật sư giải đáp giúp tôi: Việc lãnh đạo cơ quan (trực tiếp là Phó) làm thủ quỹ có được không? Và quyền lợi của người phụ trách kế toán như tôi thì có được biết những khoản chi của cơ quan không? Luật sư có thể chỉ cho tôi những văn bản pháp luật có liên quan.
Rất mong được sự giúp đỡ của Luật sư. Trân trọng cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Khoản 7 Điều 13 Luật kế toán 2015 quy định hành vi bị nghiêm cấm làm thủ quỹ của người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán:
“Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm
…
Xem thêm : Nữ 1997 hợp với tuổi nào để kết hôn và sống hạnh phúc
7. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán kiêm làm kế toán, thủ kho, thủ quỹ, trừ doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn do một cá nhân làm chủ sở hữu.”
Khoản 4 Điều 3 Nghị định 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán giải thích khái niệm Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán như sau:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
4. Người có trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị kế toán là người quản lý doanh nghiệp hoặc người thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp; là thành viên Ban giám đốc (Ban tổng giám đốc) hợp tác xã theo quy định của pháp luật hợp tác xã; là người đứng đầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh đơn vị kế toán ký kết giao dịch của đơn vị theo quy định.”
Căn cứ các quy định trên của pháp luật, việc lãnh đạo cơ quan, phó thủ trưởng đơn vị không được kiêm làm thủ quỹ. Nhiệm vụ kế toán được quy định tại Điều 4 Luật kế toán 2015, theo khoản 2 điều này thì kế toán phải được biết những khoản chi của cơ quan:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
“Điều 4. Nhiệm vụ kế toán
1. Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.
2. Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
3. Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
4. Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.”
Bạn có thể tham khảo thêm Quyết định 21-LĐ/QĐ có quy định về tiêu chuẩn nghiệp vụ của nhân viên kế toán:
“NHÂN VIÊN KẾ TOÁN
…
2. Phải biết:
– Chế độ ghi chép ban đầu.
– Quy tắc và thể thức mở sổ, giữ sổ, ghi sổ hạch toán nghiệp vụ và các loại sổ kế toán chi tiết thuộc phần hành.
– Nguyên tắc, chế độ chi tiêu tài chính, giao nhận, xuất nhập, sử dụng vật tư tài sản, chế độ trách nhiệm vật chất thuộc phần hành.
– Nguyên tắc chung về công tác tổ chức kho tàng, bảo quản vật tư tài sản.
– Sử dụng máy tính đơn giản hoặc bàn tính gảy.”
Như vậy, theo quy định như trên thì nhiệm vụ, quyền hạn của kế toán có quyền biết những quy chế, thu chi của cơ quan, đơn vị, tổ chức, trong trường hợp cơ quan không cho kế toán biết những khoản thu và chi thì kế toán có quyền kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị, bởi vì nó còn gắn với những trách nhiệm của kế toán nếu việc thu và chi trái với quy định của pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp