I. LÝ THUYẾT:
1. Các trường hợp bằng nhau đã biết của tam giác vuông:
Bạn đang xem: Các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông và cách giải – Toán lớp 7
– Hai cạnh góc vuông (hay là trường hợp cạnh – góc – cạnh).
Nếu hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này lần lượt bằng hai cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
∆ABC vuông tại A và ∆A’B’C’ vuông tại A’ có AB = A’B’; AC = A’C’
Khi đó: ∆ABC = ∆A’B’C’
– Cạnh góc vuông và góc nhọn kề với cạnh đó (hay là trường hợp góc – cạnh – góc).
Nếu một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông này bằng một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
∆ABC vuông tại A và ∆A’B’C’ vuông tại A’ có AC = A’C’; C^=C’^
Khi đó: ∆ABC = ∆A’B’C’
– Cạnh huyền và góc nhọn.
Nếu cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một góc nhọn của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau (góc – cạnh – góc)
∆ABC vuông tại A và ∆A’B’C’ vuông tại A’ có BC = B’C’; C^=C’^
Khi đó: ∆ABC = ∆A’B’C’
2. Trường hợp bằng nhau về cạnh huyền và cạnh góc vuông:
Định lí: Nếu cạnh huyền và một cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng cạnh huyền và một cạnh của tam giác vuông kia thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
Nếu hai tam giác vuông ABC và DEF (A^=D^=90o) có BC = EF, AC = DF thì Δ ABC=Δ DEF .
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP CƠ BẢN:
Dạng 5.1: Chứng minh hai tam giác vuông bằng nhau.
1. Phương pháp giải:
– Xét hai tam giác vuông.
– Kiểm tra điều kiện bằng nhau của hai tam giác: cạnh – góc – cạnh, góc – cạnh – góc, cạnh huyền – góc nhọn hoặc cạnh huyền – cạnh góc vuông.
– Kết luận hai tam giác bằng nhau.
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Cho ΔABC, BE và CD là đường cao của ΔABC. Chứng minh rằng:
ΔBCD=ΔCBE, biết BD = EC.
Giải:
GT
ΔABC,CD⊥AB, CE⊥AB
(D∈AB, E∈AC)
BD = EC
KL
ΔBCD=ΔCBE
Xét ΔBCDvuông tại D và ΔCBE vuông tại E có:
BD = CE (gt)
Cạnh BC chung.
Nên ΔBCD=ΔCBE (cạnh huyền – cạnh góc vuông) (đpcm)
Dạng 5.2: Vận dụng hai tam giác bằng nhau để chứng minh đoạn thẳng, góc bằng nhau.
1. Phương pháp giải:
– Chọn hai tam giác vuông có cạnh (góc) và hai đoạn (góc) cần chứng minh bằng nhau.
– Tìm thêm hai điều kiện bằng nhau, trong đó có một điều kiện về cạnh để kết luận hai tam giác bằng nhau.
– Suy ra hai cạnh (góc) tương ứng bằng nhau.
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 2: Các tam giác ABC cân tại A (A^
a) Chứng minh rằng AH = AK.
b) Gọi I là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng tia AI là tia phân giác của BAC^.
Giải:
GT
ΔABC (A^
Xem thêm : Tổng hợp 10 ca khúc nhạc xuân remix sôi động hay nhất
BH⊥AC,CK⊥AB (H∈AC, K∈AB)
BH ∩ CK=I
KL
a) Chứng minh rằng AH = AK.
b) Tia AI là tia phân giác của BAC^.
a) Xét ΔABH vuông tại H và ΔACK vuông tại K có:
AB = AC (ΔABC cân tại A)
A^ chung.
Nên ∆ABH = ∆ACK (cạnh huyền – góc nhọn)
⇒ AH = AK (hai cạnh tương ứng)
b) Xét ΔAIH vuông tại H và ΔAIK vuông tại K có:
AK = AH (cmt)
AI cạnh chung
Nên ∆AIK = ∆AIH (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
⇒IAK^=IAH^ (hai góc tương ứng)
Vậy AI là tia phân giác của BAC^.
Dạng 5.3: Bổ sung thêm điều kiện để hai tam giác vuông bằng nhau.
1. Phương pháp giải:
– Xét xem hai tam giác vuông đã có các yếu tố nào bằng nhau.
– Xét xem cần bổ sung thêm điều kiện nào để hai tam giác bằng nhau (dựa vào các trường hợp bằng nhau của hai tam giác).
2. Ví dụ minh họa:
Ví dụ 3: Các tam giác ABC và MNP có A^=M^=90o, B^=N^. Hãy bổ sung thêm một điều kiện bằng nhau để ∆ABC = ∆MNP.
Giải:
* Trường hợp 1: ΔABC = ΔMNP theo trường hợp cạnh góc vuông – góc nhọn kề.
Xét hai tam giác vuông ABC và MNP có:
+) B^=N^ (giả thiết)
Bổ sung AB = MN thì ΔABC = ΔMNP (cạnh góc vuông – góc nhọn kề).
* Trường hợp 2: ΔABC = ΔMNP theo trường hợp hai cạnh huyền – góc nhọn.
Xét hai tam giác vuông ABC và MNP có:
+) B^=N^ (giả thiết)
Bổ sung BC = NP thì ΔABC = ΔMNP (cạnh huyền – góc nhọn).
III. BÀI TẬP VẬN DỤNG:
Bài 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào là đúng điền “Đ”, khẳng định nào là sai điền “S” vào ô trống dưới đây:
Các tam giác ABC và DEF có A^=D^=90o.
a) Nếu BC = EF, AC = DE thì hai tam giác này bằng nhau.
b) Nếu BC = EF, B^=F^ thì hai tam giác này bằng nhau.
c) Nếu AC = DE và B^=E^ thì hai tam giác này bằng nhau.
Bài 2: Có mấy cặp tam giác vuông bằng nhau trong hình vẽ sau đây:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Bài 3: Nêu tên cặp tam giác bằng nhau theo trường hợp cạnh huyền – góc nhọn trong hình vẽ sau:
Bài 4: Cho hai tam giác ABC và A’B’C’ lần lượt vuông tại A và A’, biết AB = A’B’. Để ΔABC=ΔA’B’C'(cạnh góc vuông – góc nhọn kề) thì cần thêm điều kiện gì?
Bài 5: Cho hình vẽ:
Biết ΔABD=ΔDCA. Chứng minh ΔABE=ΔDCF.
Bài 6: Cho tam giác ABC. Đường phân giác AD D∈BC. Từ D kẻ DE⊥AB,DF⊥AC E∈AB, F∈AC. Chứng minh rằng:
a) ΔADE=ΔADF.
b) Để BE = CF thì tam giác ABC cần thêm điều kiện gì ?
Bài 7: Cho tam giác ABC cân tại A. Kẻ AH vuông góc với BC (H ∈BC). Chứng minh rằng:
Xem thêm : Uống trinh nữ hoàng cung kiêng ăn gì để tốt nhất cho sức khỏe?
a) HB = HC
b) AH là tia phân giác của góc BAC.
Bài 8: Cho góc xOy khác góc bẹt. Lấy điểm A thuộc tia Ox, B thuộc tia Oy sao cho OA = OB. Kẻ đường vuông góc với Ox tại A, đường vuông góc với Oy tại B, chúng cắt nhau tại C.
a) Chứng minh: OC là tia phân giác của góc xOy.
b) Gọi I là điểm bất kì thuộc OC. Gọi M, N theo thứ tự là chân đường vuông góc kẻ từ I đến Ox, Oy. Chứng minh: IM = IN.
Bài 9: Cho tam giác ABC cân tại A, trên cạnh BC lấy hai điểm D và E sao cho BD=CE a) DM = EN b) EM = DN c) Tam giác ADE cân. Bài 10: Cho góc nhọn xOy và K là một điểm thuộc tia phân giác của góc xOy. Kẻ KA vuông góc với Ox (A∈Ox), KB vuông góc với Oy ( B∈Oy) a) Chứng minh: KA = KB. b) Tam giác OAB là tam giác gì? Vì sao? c) Đường thẳng BK cắt Ox tại D, đường thẳng AK cắt Oy tại E. Chứng minh: KD = KE. Hướng dẫn giải: Bài 1: a), b) Đúng c) Sai. Bài 2: Đáp án C. Bài 3: ΔACB=ΔCAD, ΔDBC=ΔBDA Bài 4: B^=B’^. Bài 5: ΔABE=ΔDCF (cạnh huyền – góc nhọn). Bài 6: a) ΔADE=ΔADF (cạnh huyền – góc nhọn) b) Tam giác ABC cân tại A. Bài 7: a) ΔABH=ΔACH(cạnh huyền – góc nhọn) ⇒HB=HC b) Từ câu a ta có: BAH^=CAH^ Từ đó suy ra đpcm. Bài 8:
a) ΔOAC=ΔOBC (cạnh huyền – cạnh góc vuông)
⇒AOC^=BOC^
nên OC là tia phân giác góc xOy.
b) ΔOMI=ΔONI (cạnh huyền – góc nhọn)
⇒IM=IN
Bài 9:
a) ΔMDB=ΔNEC(cạnh góc vuông – góc nhọn) suy ra MD = NE
b) ΔMDE=ΔNED(hai cạnh góc vuông) suy ra ME = ND
c) ΔABD=ΔACE (c.g.c) suy ra AD = AE. Vậy ΔADE cân tại A.
Bài 10:
a) ΔOKA=ΔOKB (cạnh huyền – góc nhọn) nên KA = KB.
b) Từ câu a suy ra OA = OB nên ΔOAB cân tại O.
c) ΔKAD=ΔKBE(cạnh góc vuông – góc nhọn kề) vì AKD^=BKE^ và KA = KB.
Suy ra KD = KE.
Xem thêm các dạng bài tập Toán lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:
Tổng ba góc của một tam giác và cách giải các dạng bài tập
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp