I – Trái thần kỳ là trái gì?
Năm 1875, Des Marchais một nhà thám hiểm người Pháp sau đi đến vùng Tây Phi đã phát hiện ra một điều rất thú vị. Ông cho biết thức ăn của người dân ở đây đều có vị chua và không có đường, nhưng sau khi nhai một loại quả có màu đỏ mọng những thức ăn đó đều trở thành vị ngọt.
- Mẹ sau khi sinh có nên ăn đậu phụ không? Điều gì cần lưu ý?
- Top 10 Cách Góp Phần Bảo Vệ Môi Trường Bạn Nên Biết
- Văn mẫu lớp 9: Nghị luận Đi một ngày đàng học một sàng khôn Dàn ý & 7 bài văn nghị luận xã hội lớp 9 hay nhất
- Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Ăn lá tía tô đúng cách cho mẹ
- Bài 4: Cách mạng Tháng Mười và sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới
Đến năm 1852 Tiến sĩ Daniel đã phát hiện thành phần chính của cây là miraculin và định đanh được tên khoa học của cây này là Synsepalum dulcificum thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae).
Bạn đang xem: Thực hư việc trái thần kỳ chống say rượu, biến chua thành ngọt?
Hiện nay, ở nước ta cây thần kỳ được trồng khắp các vùng. Đây là loài thân gỗ, chiều cao trung bình khoảng 3m. Cây có quả sau khi trồng 2-3 năm, quả khi chín màu đỏ, mọng nước, to bằng hạt cà phê.
II – Trái thần kỳ có thể chống say rượu không?
Xem thêm : Khí CO2 là gì? Tính chất, ứng dụng & vai trò của CO2 trong đời sống và công nghiệp
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng loại quả này có khả năng chống say rượu. Nhưng thực tế trái thần kỳ chỉ giúp đánh lừa vị giác khiến chúng ta không cảm nhận được vị khó chịu của rượu. Thay vào đó là cảm giác ngọt nhẹ rất dễ uống.
Tuy nhiên, ngoài thay đổi vị giác, bản chất của rượu vẫn không thay đổi. Nếu bạn uống quá chén vẫn có thể say rượu như thường. Thậm chí, nếu quá lạm dụng còn khiến chúng ta say lúc nào không biết, dẫn đến nhiều hệ lụy.
Cần nhớ rằng, trái thần kỳ chỉ giúp thay đổi vị giác chứ bản chất của những thứ chúng ta ăn vào vẫn không thay đổi. Ví dụ, khi sử dụng chúng với rượu, bia, quả chua hoặc giấm vẫn có cảm giác ngọt trong miệng, nhưng bản chất của những thứ trên vẫn là axit và cồn vẫn gây ảnh hưởng tới niêm mạc miệng và dạ dày. Nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến viêm loét dạ dày, thủng dạ dày, viêm gan, xơ gan do rượu…
III – Giải mã hiện tượng trái thần kỳ biến chua thành ngọt
Có thể biến chua thành ngọt là nhờ vào thành phần chính của quả thần kỳ chất miraculin.
Xem thêm : Góc có đỉnh ở bên trong đường tròn. Góc có đỉnh ở bên ngoài đường tròn
Về cơ chế chưa được chứng minh, nhưng có giả thuyết cho rằng chất miraculin làm sai lệch định hướng của các thụ thể cảm nhận trên gai lưỡi, khiến cho tất cả các vị mặn, đắng, chua cay đều biến thành ngọt. Tuy nhiên, tác dụng này sẽ biến biến mất trong vòng 1-2 giờ hoặc sau khi uống đồ nóng.
Chất miraculin được kỳ vọng sẽ đưa vào sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, những người giảm béo. Nhưng không phải miraculin có tác dụng chữa các bệnh trên, mà chỉ làm hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể trong quá trình ăn kiêng để điều trị bệnh.
XEM THÊM: Uống rượu bia bị đau nhức xương khớp
IV – Những lưu ý để chống say rượu thay thế cho trái thần kỳ
Thay vì sử dụng trái thần kỳ có thể gây ra nhiều tác hại không mong muốn, hãy áp dụng những cách dưới đây để hạn chế say rượu:
- Nên ăn chút gì đó trước khi uống rượu sẽ giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác động của rượu, thức ăn cũng giúp cơ thể tránh hấp thu cồn.
- Uống nước lọc trước hoặc trong khi uống rượu sẽ làm loãng nồng độ cồn trong dạ dày.
- Không trộn rượu với các loại đồ uống khác như nước ngọt, nước có ga, bia, các loại rượu khác, điều đó có thể khiến bạn say nhanh hơn.
- Sau khi uống rượu có thể dùng trà gừng, trà mật ong, hoặc trà chanh để giúp giải rượu nhanh chóng hạn chế tác dụng phụ do rượu gây ra.
- Nên bổ sung nhiều rau xanh, thức ăn có nhiều chất xơ, vitamin, chất chống oxy hóa để giúp bảo vệ gan khỏi tác hại của rượu.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp