Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Ăn lá tía tô đúng cách cho mẹ

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Lá tía tô không chỉ là một loại rau gia vị mà nó còn là vị thuốc có nhiều tác dụng chữa bệnh. Đặc biệt là đối với mẹ bầu.

Vậy bà bầu có nên ăn lá tía tô không? Bà bầu uống nước lá tía tô cho dễ đẻ liệu có hại gì không?

Để làm sáng tỏ điều này mời các mẹ theo dõi bài viết dưới đây của langchaixua.vn nhé.

ba bau co nen an la tia to an la tia to dung cach cho me 3

Bà bầu có nên ăn lá tía tô đang là thắc mắc của rất nhiều người.

Bà bầu có nên ăn lá tía tô hay không?

Lá tía tô thường có vị cay, mùi thơm và tính ẩm. Đây là loại rau được trồng nhiều tại các vùng quê ở Việt Nam.

Lá tía tô có thể dùng để ăn sống hay nấu chín đều được. Nó còn là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn.

Ngoài ra, các bộ phận trên cây tía tô như lá, hạt và cành cũng là “thần dược” dùng để chữa bệnh. Trong Đông y, lá và cành non cho vị thuốc cay, tính ấm được xếp vào hàng chữa cảm lạnh.

Mặt khác, nó còn được dùng để chữa chứng đầy bụng, giải độc tôm cua hay mật cá, nôn mửa, ho… Đối với bà bầu, lá tía tô là vị thuốc an thai hiệu quả cùng nhiều lợi ích khác.

Dù vậy, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên rằng mẹ không nên tùy tiện ăn lá tía tô.

Mẹ bầu 3 tháng có ăn được lá tía tô không?

Có rất nhiều mẹ đặt ra câu hỏi rằng “Bầu 3 tháng có được ăn lá tía tô không?”. Thực tế thì chưa có một quy định nào rõ ràng về việc mẹ ăn lá tía tô khi nào là tốt.

Điều này còn tùy thuộc theo tình trạng sức khỏe hiện tại của các mẹ. Do đó, mẹ mang thai 3 tháng đầu có thể ăn lá tía tô giống như bình thường.

Việc ăn lá tía tô trong thai kỳ sẽ rất có lợi với sức khỏe của mẹ. Nhất là với các mẹ đang bị sốt, ốm nghén, táo bón hay cảm có thể dùng lá tía tô trong vòng 2-3 ngày để trị dứt điểm.

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Sự thật về việc bà bầu uống nước lá tía tô cho dễ đẻ

Trong dân gian truyền tai nhau rằng mẹ bầu những tháng cuối thai kỳ nên uống nước lá tía tô. Bởi lá tía tô giúp cho tử cung mềm, giãn nở và dễ đẻ hơn.

Nhưng thực tế trong Đông y chỉ nói đến lá tía tô có tác dụng an thai, chữa động thai. Nó chưa từng đề cập tới việc dùng nước lá tía tô giúp dễ đẻ.

Nước lá tía tô chỉ dùng để chữa cảm lạnh hay đầy bụng, ngộ độc thực phẩm do tôm, cua và cá… Nhưng mẹ chỉ nên uống loại nước này từ 2-3 ngày để có tác dụng chữa bệnh tốt nhất.

Khi uống nước lá tía tô dài ngày sẽ làm cơ thể mệt mỏi, khó thở, kén ăn, táo bón… Bên cạnh đó, những người bị cảm nóng hay có cơ địa ra nhiều mồ hôi không được dùng tía tô.

Trong thời gian mang thai, thân nhiệt của mẹ thường cao hơn bình thường. Nếu uống quá nhiều nước lá tía tô sẽ làm tăng huyết áp và nguy cơ cao gây tiền sản giật.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng bản thân lá tía tô là một loại thuốc. Nên khi sử dụng mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Cho dù nó có là thuốc nam lành tính thì vẫn nên cẩn trọng khi dùng với các mẹ.

ba bau co nen an la tia to an la tia to dung cach cho me 6

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Trong thai kỳ, mẹ có thể sử dụng lá tía tô nhưng cần dùng đúng liều lượng.

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Những lợi ích của lá tía tô đối với mẹ bầu

Các mẹ sử dụng lá tía tô trong thai kỳ có thể chữa được một số bệnh như sau:

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Ăn lá tía tô trị ốm nghén

Vào 3 tháng đầu thai kỳ ốm nghén thường xuyên xuất hiện với các triệu chứng mệt mỏi, khó chịu và nôn ói. Để hạn chế được biểu hiện khó chịu do ốm nghén này mẹ có thể sử dụng lá tía tô như sau:

  • 20g lá tía tô
  • Ngải diệp, hoài sơn, đương quy, phục long can và bạch truật mỗi thứ 16g.
  • Phòng sâm, cẩu tích, liên kiều, cam thảo và liên nhục mỗi thứ 12g.
  • Đỗ trọng và sơn trà mỗi thứ 10g.
  • 3 lát sinh khương.
  • 4-5 quả đại táo.

Mẹ sắc tất cả các nguyên liệu trên đều đặn mỗi ngày/thang. Những thảo dược này khi kết hợp với tía tô có công dụng bổ tỳ, giảm ốm nghén, dưỡng thai cho mẹ.

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Lá tía tô trị cảm lạnh và giải cảm cho mẹ

Khi mẹ bị cảm do thay đổi thời tiết và không muốn sử dụng thuốc kháng sinh. Vì loại thuốc này có thể gây hại cho bé. Rất đơn giản mẹ có thể nấu cháo tía tô để giải cảm.

Mẹ chỉ cần ăn cháo thịt bằm hay cháo gà…cho thêm 1 nắm lá tía tô ăn kèm là được. Sau khi ăn xong mẹ sẽ thấy cơ thể ra nhiều mô hôi và bớt mệt mỏi hơn.

Đồng thời, các triệu chứng cảm cúm cũng dần biến mất. Ngoài ra, mẹ có thể dùng vỏ quýt, gừng cùng một nắm lá tía tô rửa sạch cho vào nồi đun sôi với 1 chén nước.

Cách này thì mẹ nên uống khi còn nóng rồi đắp chăn để cho mồ hôi ra. Chỉ cần 1 lần sử dụng các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm ở mẹ giảm thiểu đáng kể.

Mẹ lưu ý chỉ dùng lá tía tô trong 2-3 ngày để chữa cảm cúm. Tuyệt đối mẹ không sử dụng dài ngày như nước uống vì có thể dẫn đến huyết áp cao.

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Giảm chứng sưng phù

Sưng phù là hiện tượng mà hầu hết mẹ bầu nào cũng gặp phải trong thai kỳ. Điều này thể hiện rõ nhất vào những tháng cuối cùng khi mang thai.

Để giảm được tình trạng này, mẹ có thể ra chợ mua tía tô về rửa sạch, bỏ vào nồi nước sôi khoảng 5 phút. Sau đó, mẹ thêm ít muối hạt dùng để làm nước ngâm chân.

Ngâm chân với loại lá này giúp mẹ loại bỏ được độc tố, thư giãn. Quan trọng nhất là nó hạn chế được tình trạng sưng phù chân và giúp mẹ ngon giấc hơn.

ba bau co nen an la tia to an la tia to dung cach cho me 9

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Lá tía tô giúp mẹ giảm hiện tượng sưng phù ở những tháng cuối thai kỳ.

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Giúp trị ho và khó thở

Với những cơn ho dai dẳng do sự thay đổi thời tiết luôn làm mẹ khó chịu và mệt mỏi. Bên cạnh đó, khi thai nhi ngày càng lớn lên sẽ khiến mẹ cảm thấy khó thở.

Mẹ có thể dùng lá tía tô kết hợp với những thảo dược khác như:

  • Tía tô và cát cánh mỗi thứ 16g.
  • Rau tần, kinh giới, lá xương sông và cam thảo mỗi thứ 12g
  • Mơ muối, trần bì, tang bạch bì, bạch quả, bạch linh và bối mẫu mỗi thứ 10g.
  • Mẹ sắc tất cả thảo dược trên thành một thang thuốc uống trong 5-7 ngày. Thanh thuốc này giúp mẹ tiêu đờm, giảm ho và khó thở.

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Làn da mẹ sáng mịn hơn

Nhiều mẹ chắc hẳn phải khóc thét với làn da trở nên sạm màu, mụn và tan nhanh. Do trong thời gian mang thai nội tiết tố của cơ thể mẹ bị thay đổi.

Nhưng lúc này mẹ không dám sử dụng mỹ phẩm bởi sợ gây ảnh hưởng đến bé yêu. Vì thế mà những phương pháp làm đẹp tự nhiên được lên ngôi và cực kỳ cần thiết cho mẹ.

Để cải thiện tình trạng này, mẹ dùng khoảng 50g lá tía tô, rửa sạch rồi cho vào cối giã lấy nước. Sau đó, mẹ dùng nước lá tía tô chấm lên những vết mụn.

Mẹ để khoảng 30 phút rồi đi rửa sạch mặt. Chỉ cần những bước đơn giản này mẹ sẽ thấy tình trạng mụn trên mặt hoàn toàn bị đánh bay hết nhờ tính kháng viêm của lá tía tô.

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Ăn lá tía tô giảm nhiệt thai

Trong thai kỳ, mẹ thường xuyên bị nóng bụng, cồn cào, chán ăn hay nước tiểu có màu đỏ đục… Mẹ đừng lo lắng mà hãy sử dụng lá tía tô và các thảo dược khác để chữa các triệu chứng này như sau:

  • Lá tía tô, liên kiều, hoài sơn và đương quy mỗi thứ 16g.
  • Bạch truật, liên nhục, chi tử và khởi tử mỗi thứ 12g.
  • Hoàng cầm, đỗ trọng và ngân hoa mỗi thứ 10g.
  • Mẹ sắc lên thành thang thuốc uống trong vòng 7-8 ngày.

Mẹ ăn nhiều lá tía tô có sao không? Bà bầu có nên ăn lá tía tô?

Dù là bất kỳ loại thực phẩm nào khi sử dụng nhiều đều không tốt cho sức khỏe của các mẹ. Lá tía tô cũng vậy, nếu mẹ ăn quá liều lượng lá tía tô gây ra biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Gây tăng huyết áp

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ không nên uống nước tía tô thay nước uống hàng ngày. Việc lạm dụng nước tía tô quá nhiều trước sinh sẽ khiến mẹ bị huyết áp cao.

Điều này còn dẫn đến tình trạng phải mổ gấp trước ngày dự sinh. Mặt khác, mẹ bị huyết áp cao còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật.

Nguy hiểm hơn nó còn dẫn đến nguy cơ bị sinh non hay thậm chí là chậm phát triển ở bé. Đặc biệt, nó sẽ để lại hậu quả lâu dài các bệnh về tim mạch.

Với những mẹ bị cao huyết áp thì không nên uống lá tía tô. Bởi nó sẽ khiến mẹ dẫn đến tình trạng tăng huyết áp đột ngột và khó kiểm soát.

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Làm xuất huyết khi sinh

Khi mẹ uống quá nhiều nước lá tía tô sẽ gây ra băng huyết kéo dài trước khi sinh. Điều này sẽ ảnh hưởng và cản trở quá trình sinh con.

Nghiêm trọng hơn nó còn có thể làm chết ngợp thai nhi nếu không đưa bé ra ngoài kịp thời.

ba bau co nen an la tia to an la tia to dung cach cho me 8

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Đối với mẹ bầu lá tía tô còn là một vị thuốc an và dưỡng thai hiệu quả.

Lời khuyên cho mẹ khi sử dụng lá tía tô – Bà bầu có nên ăn lá tía tô?

Dù lá tía tô rất tốt khi kết hợp với những nguyên liệu khác nhưng mẹ nhớ phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi trước tác dụng phụ không mong muốn.

Mẹ hãy chắc chắn rằng các bài thuốc này được sử dụng ở một liều lượng cũng như đúng cách. Theo lời truyền miệng của dân gia thì uống nước lá tía tô giúp mẹ chuyển dạ nhanh chóng.

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa thấy nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này. Do đó, các mẹ cần sử dụng loại lá này một cách hợp lý không lạm dụng quá mức.

Mẹ cũng nên lưu ý không đun sôi lá tía tô quá 15 phút để tránh làm mất hết tinh chất trong nó. Đồng thời, lá tía tô không có tác dụng bồi bổ như các vitamin và thực phẩm giàu dưỡng chất khác.

Bà bầu có nên ăn lá tía tô? Thực đơn dành cho mẹ khi ăn lá tía tô

Cách nấu lá tía tô cho mẹ bầu tham khảo:

Nước lá tía tô cho mẹ

Nguyên liệu cần:

  • Lá tía tô: 1 nắm
  • Nước: 200ml

Cách làm nước lá tía tô:

  • Mẹ rửa sạch lá tía tô, cho vào nồi. Sau đó, đổ thêm 200ml nước vào đun sôi khoảng 5 phút.
  • Cuối cùng mẹ đổ nước ra ly, uống ngay khi còn nóng rồi đắp chăn để toát mồ hôi.

Cháo lá tía tô

Nguyên liệu chuẩn bị:

  • Gạo: ½ chén
  • Nước: 500ml
  • Thịt lợn nạc: 200g
  • Lá tía tô: 1 nắm
  • Các gia vị khác như dầu ăn, hạt nêm, mì chính và muối.

Cách thực hiện:

  • Mẹ vo thật sạch gạo rồi cho vào nồi. Đổ thêm 500ml nước nấu đến khi như.
  • Đối với thịt nạc mẹ băm nhỏ. Tiếp theo cho dầu vào chảo nóng rồi bỏ thêm thịt đảo đều nêm gia vị vừa ăn. Mẹ đậy nắp đun đến khi thịt chín thì thôi.
  • Sau đó, mẹ rửa sạch lá tía tô rồi thái nhỏ. Khi mẹ nấu cháo xong cho thịt bằm và lá tía tô vào để ăn kèm.
  • Cuối cùng, mẹ nằm trùm chăn lại để toát hết mồ hôi. Loại cháo này khiến mẹ giải cảm nhanh chóng mà không cần sử dụng đến thuốc.

Kết luận – Bà bầu có nên ăn lá tía tô?

Như vậy mẹ bầu có thể sử dụng lá tía tô. Tuy nhiên hãy hết sức cẩn thận khi sử dụng loại thực phẩm này.

Bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ thôi cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến mẹ và bé yêu. Khi mẹ ăn quá nhiều lá tía tô sẽ khiến mẹ bị huyết áp cao.

Nguy hiểm hơn, mẹ có thể bị đột quỵ sau này. Chính vì vậy, trước khi sử dụng lá tía tô để chữa bệnh mẹ cần phải có sự chỉ định của bác sĩ.

Hy vọng với những thông tin trên của netdepphunu.com sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức để đón bé chào đời khỏe mạnh.

Tìm hiểu Bảo Tàng Nước Mắm tại Việt Nam

Nước mắm, một gia vị truyền thống của Việt Nam. Bảo tàng nước mắm đầu tiên tại Việt Nam nằm ở địa chỉ: số 360 Nguyễn Thông, Phú Hài, Phan Thiết, Bình Thuận. Đến đây, bạn sẽ được khám phá lịch sử và quy trình sản xuất nước mắm, bạn sẽ hiểu rõ hơn về vai trò văn hóa và kinh tế của nước mắm trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam.

Tìm hiểu chi tiết tại Bảo Tàng Làng Chài Xưa Fanpage: https://www.facebook.com/LangChaiXua.VN Website: Langchaixua.vn Hotline: 039.3400.151