Bệnh trào ngược dạ dày thực quản thực quản là tình trạng các chất từ dạ dày (có thể là đồ ăn hay dịch vị) trào ngược lên thực quản từng lúc hoặc thường xuyên. Nếu để lâu không chữa trị thì có thể gây ra những biến chứng như viêm, loét, hẹp, chảy máu thực quản.
Việc điều trị triệt để bệnh trào ngược dạ dày thực quản thực quản không phải một sớm một chiều là có thể thành công, bệnh cần phải được điều trị, quản lý bằng nhiều phương pháp trong đó chế độ ăn là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì và kiêng ăn gì trong bài viết dưới đây cùng BookingCare.
Bạn đang xem: Trào ngược dạ dày thực quản: 5 thực phẩm nên ăn và 4 thực phẩm không nên ăn
Ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý đóng một vai trò quan trọng trong suốt quá trình điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh cần nắm rõ những thực phẩm nào nên ăn và những thực phẩm không nên ăn, áp dụng vào cuộc sống hàng ngày như một thói quen.
Trào ngược dạ dày thực quản nên ăn gì?
1. Bánh mỳ, bột yến mạch
Đây là lựa chọn nên ăn hàng đầu cho người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt khi người bệnh bị đói.
Cả bột yến mạch và bánh mỳ đều có khả năng “hút” bớt lượng axit dư thừa có trong dạ dày nên có thể giúp giảm nhanh hiện tượng ợ nóng, đau rát. Bột yến mạch còn có thể nấu thành các món súp, cháo, hoặc trộn với sữa, làm bánh.
2. Các loại đỗ đậu
Các loại đậu đỗ giàu chất xơ, chứa các amino axit cần thiết dùng rất tốt cho bệnh nhân bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản thực quản.
Tuy nhiên, một số đậu như đậu tương, đậu Hà Lan, đậu đen, đậu xanh… chứa carbohydrat phức hợp có thể gây hiện tượng đầy hơi. Trước khi chế biến các loại đậu này, bạn nên ngâm qua đêm các hạt đậu khô để làm mềm hạt và chỉ ăn từng lượng nhỏ để cơ thể thích nghi dần.
3. Rau xanh
Rau và trái cây là một lựa chọn an toàn cho người bị trào ngược dạ dày thực quản-thực quản vì chúng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và có khả năng chống viêm hiệu quả.
Xem thêm : Nghị luận xã hội về giá trị của hoà bình trong cuộc sống hiện nay
Người bệnh nên ăn các loại rau quả như: cải xoăn, dưa chuột, khoai lang, khoai tây, cà rốt, bí ngô; dưa, chuối, quả bơ, việt quất, mâm xôi… Hạn chế các loại trái cây có múi họ cam quýt,… cụ thể BookingCare sẽ đề cập trong phần Trào ngược dạ dày thực quản kiêng ăn gì.
4. Các loại đạm dễ tiêu
Đạm dễ tiêu tốt cho người trào ngược là thịt thăn lợn, tim lợn, thịt lưỡi lợn, và thịt ngan. Người bệnh nên tránh ăn nhiều thịt vịt và thịt gà. Thịt vịt mang tính hàn lạnh, thịt gà tính nóng đều không tốt.
5. Gừng, nghệ
Với đặc tính kháng viêm hiệu quả, gừng và nghệ hỗ trợ điều trị ợ nóng, ợ hơi ở bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản. Bạn có thể sử dụng gừng trong việc chế biến các món hàng ngày hoặc pha trà bằng 1-2 lát gừng mỏng. Còn với nghệ vàng, bạn nên sử dụng nghệ ở dạng tinh bột để gia tăng công dụng chữa bệnh.
Có thể pha trà trà gừng, nghệ với mật ong để giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
Bên cạnh chế độ ăn uống khoa học, người bệnh trào ngược dạ dày thực quản thực quản nên đi khám định kỳ tại bệnh viện, phòng khám Tiêu hóa uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Trào ngược dạ dày thực quản thực quản kiêng gì?
1. Thực phẩm chứa nhiều chất béo
Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo như: mỡ động vật, đồ chiên, rán nhiều mỡ… nếu bữa ăn càng có nhiều chất béo thì việc tiêu hóa càng chậm và khó khăn hơn.
Khó tiêu sẽ dẫn đến trứng bụng, tăng áp lực cho dạ dày, do đó cũng tăng áp lực lên cơ thắt thực quản dưới. Thời gian tiêu hóa thức ăn cũng lâu hơn khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại gây khả năng trào ngược dạ dày thực quản.
2. Cà phê, thuốc lá, bia rượu
Bệnh nhân cần tránh các đồ uống có cồn, kích thích như: cà phê, trà và những đồ uống chứa cafein… những đồ uống này sẽ làm tăng sự giãn cơ vòng dưới thực quản cũng như tăng sự tiết axit trong dạ dày.
Xem thêm : Vi phạm tốc độ từ 10 đến 20km/h xe máy bị xử phạt ra sao
Đồ uống có ga như nước coca, sô đa… cũng cần tránh bởi vì những đồ uống này sẽ làm trướng bụng và gây ra những tác động không tốt đối với cơ thắt dạ dày thực quản. Đặc biệt, rượu, bia và những đồ uống có pha rượu đều có hại đối với sự co giãn của cơ thắt thực quản.
Khi đói, dạ dày trống rỗng mà bạn uống các đồ uống này thì sẽ rất hại cho cơ thắt. Bên cạnh đó, sữa và sôcôla chứa nhiều chất béo, protein và canxi, nên người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng.
3. Hoa quả chứa nhiều axit
Trái cây rất tốt cho sức khỏe, bổ sung vitamin và khoáng chất, nhưng đối với bệnh nhân mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản – thực quản cần hạn chế ăn các loại hoa quả cam, quýt, chanh, bưởi…
Các loại hoa quả này thường có vị chua và chứa nhiều vitamin C nên sẽ làm tăng sự tiết dịch của dạ dày. Kể cả nước ép của các loại quả này cũng nên hạn chế uống.
Tốt nhất nên dùng trái cây ngoài bữa ăn. Nếu dùng trái cây sau bữa ăn (tráng miệng), có thể xảy ra hiện tượng lên men ở ruột và từ đó gia tăng trào ngược chất axit lên thực quản.
4. Các loại gia vị
Các loại gia vị thường được sử dụng trong thực đơn hàng ngày, tuy nhiên đối với những người mắc bệnh cần hạn chế không sử dụng nhiều các loại gia vị cay nóng như: ớt, bạc hà, tỏi… là những chất gây kích thích lớp màng thực quản và cũng làm tăng cảm giác nóng rát dạ dày.
Hạn chế muối ăn bởi muối ăn làm rối loạn hoạt động của cơ thắt. Nên nêm thức ăn vừa mặn. Không chấm thêm nước mắm hay nước tương. Tránh dùng mắm và thức ăn khô, mặn (cá khô).
Như vậy, trên đây là những thực phẩm mà bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn, kiêng ăn. Bạn đọc có thể tham khảo để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, góp phần vào điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp