Trật tự an toàn xã hội vốn là một cụm từ quen thuộc, thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí, văn bản pháp luật. Vậy trật tự an toàn xã hội là gì? Bảo đảm trật tự an toàn xã hội bao gồm những nội dung nào? Ngay trong bài viết dưới đây, Tổng đài pháp luật sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được tư vấn nhanh chóng, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được luật sư tư vấn luật đất đai giải đáp miễn phí.
Trật tự an toàn xã hội là gì?
>> Luật sư giải đáp chi tiết trật tự an toàn xã hội là gì. Gọi ngay 1900.6174
Trật tự an toàn xã hội được hiểu là trạng thái xã hội có trật tự, kỷ cương, trong đó mọi người dân được sống yên bình trên cơ sở thực hiện các quy phạm pháp luật, chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp lý xác định.
Bảo vệ trật tự an toàn xã hội được xem là nhiệm vụ hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân Việt Nam. Công an nhân dân làm lực lượng tham mưu, hướng dẫn và trực tiếp đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự công cộng và tham gia phòng ngừa tai nạn, bài trừ tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường,…
Trên đây là giải đáp của Tổng đài pháp luật cho câu hỏi trật tự an toàn xã hội là gì. Trong quá trình tìm hiểu nếu bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác, hãy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp miễn phí từ luật sư.
>> Xem thêm: Quy phạm xã hội là gì? Quy phạm pháp luật có đặc điểm gì?
Nội dung bảo đảm trật tự an toàn xã hội
>> Nội dung bảo đảm trật tự an toàn xã hội là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp trực tiếp.
Theo hướng dẫn của Nhà nước thì bảo đảm trật tự an toàn xã hội bao gồm những nội dung sau đây:
– Thứ nhất, đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc gia là việc tiến hành các biện pháp loại trừ nguyên nhân, điều kiện của tội phạm như:
+ Phát hiện tội phạm để ngăn chặn kịp thời các hành vi phạm tội, hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại do tội phạm gây ra cho xã hội;
+ Điều tra khám phá tội phạm và người phạm tội để đưa ra xử lý trước pháp luật đảm bảo đúng người, đúng tội nhằm răn đe và hạn chế tội phạm.
– Thứ hai, giữ gìn trật tự nơi công cộng:
+ Trật tự công cộng là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, quy phạm pháp luật nhất định ở những nơi công cộng mà mọi người dân trong cộng đồng bắt buộc phải tuân theo.
+ Trật tự công cộng bao gồm những nội dung sau: những quy định chung về trật tự, yên tĩnh, vệ sinh, nếp sống văn minh trong cộng đồng; sự tuân thủ những quy định của pháp luật và phong tục, tập quán, sinh hoạt được cộng đồng dân cư thừa nhận hoặc mặc nhiên thừa nhận.
+ Giữ gìn trật tự nơi công cộng là việc cá nhân hoặc tổ chức có ý thức thực hiện những hành vi như giữ gìn trật tự, yên tĩnh chung, giữ gìn vệ sinh chung, duy trì nếp sống văn minh ở những nơi công cộng – nơi diễn ra các hoạt động chung của nhiều người, đảm bảo sự tôn trọng lẫn nhau trong lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của cộng đồng.
Xem thêm : Thủ tục đăng ký xe máy tại Tây Ninh
– Thứ ba, đảm bảo trật tự an toàn giao thông được thể hiện như sau:
+ Trật tự an toàn giao thông là trạng thái xã hội đảm bảo được trật tự. Điều này được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng được Nhà nước ban hành mà mọi người dân đều phải tuân thủ thực hiện. Qua đó, đảm bảo cho hoạt động giao thông quốc gia được đảm bảo thông suốt, có trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông gây thiệt hại về người và tài sản của người tham gia giao thông.
+ Nghĩa vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông là trách nhiệm của tất cả mọi người khi tham gia giao thông và Nhà nước.
– Thứ tư, phòng ngừa tai nạn lao động, chống thiên tai, phòng ngừa dịch bệnh được thể hiện cụ thể như sau:
Thiên tai, dịch bệnh là những yếu tố thuộc về thiên nhiên và nó không phải do con người tự gây ra. Tuy nhiên, nó có sức tàn phá rất lớn, hủy hoại nhiều tài sản của người dân, cướp đi sinh mệnh của nhiều người và để lại những hậu quả nặng nề cho xã hội mà xã hội phải khắc phục những hậu quả này trong thời gian dài.
– Thứ năm, bài trừ các tệ nạn xã hội:
Tệ nạn xã hội là những hiện tượng xã hội xấu bao gồm những hành vi như: thực hiện sai lệch chuẩn mực xã hội, có tính phổ biến ảnh hưởng xấu về đạo đức và gây hậu quả nghiêm trọng trong đời sống cộng đồng. Nó thường được thực hiện dưới những dạng hành vi cụ thể như: cờ bạc, ma túy, mê tín dị đoan, …
– Thứ sáu, bảo vệ môi trường
Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại.
Hiện nay, môi trường sống đang bị tàn phá nghiêm trọng và gây ảnh hưởng rất xấu đến đời sống của mọi người trong xã hội. Chính vì vậy, mọi cá nhân, công dân chúng ta cần phải luôn đề cao ý thức bảo vệ môi trường nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường sống của bản thân và của cộng động. Đồng thời, môi trường tốt cũng là điều kiện để đất nước được đảm bảo phát triển bền vững, ổn định.
Nội dung trên là những nội dung của đảm bảo trật tự an toàn xã theo quy định của pháp luật. Mọi thắc mắc của bạn về vến đề này, hãy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp nhanh nhất từ luật sư.
>> Xem thêm: Tội gây rối trật tự công cộng năm 2022 bị xử phạt thế nào?
Làm thế nào để đảm bảo trật tự an toàn xã hội?
>> Các biện pháp đảm bảo trật tự an toàn xã hội là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn chi tiết.
Là một công dân của Việt Nam, mỗi người chúng ta cần phải nâng cao ý thức và tinh thần tự giác bảo vệ và thực hiện trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật.
Dưới đây, Tổng đài pháp luật chúng tôi sẽ đưa ra một số những biện pháp để một công dân có thể tự thực hiện đảm bảo an toàn xã hội, cụ thể bao gồm:
Xem thêm : 16 tháng 12 cung gì? Đây chắc chắn là cung lạc quan trong mọi nghịch cảnh
– Thứ nhất, là một công dân Việt Nam thì chúng ta phải luôn luôn có ý thức đấu tranh phòng chống mọi loại tội phạm. Trừ một số các trường hợp liên quan đến các loại tội đặc biệt phải do Nhà nước thực hiện như: tội phạm chiến tranh, tội xâm phạm an ninh quốc gia,….
– Thứ hai, mọi công dân phải luôn có ý thức tự giác giữ gìn trật tự công cộng thông qua một số hành vi cụ thể như: không gây ồn ào nơi công cộng; giữ ý thức tại nơi công cộng;…
– Thứ ba, công dân cần phải luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông thông qua những hành vi cụ thể như sau: không vượt đèn đỏ; tuân thủ pháp luật giao thông; chú ý an toàn cho bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông,….
– Thứ tư, công dân cần phải có ý thức trong phòng ngừa và phòng chống thiên tai, dịch bệnh. Và luôn tin tưởng và thực hiện theo chính sách, hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.
– Thứ năm, công dân cần chủ động bài trừ và tránh xa những tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, môi giới mại dâm,…
– Đồng thời, mọi người dân cần phải luôn có ý thức trong việc bảo vệ môi trường nhằm tạo môi trường sống tốt cho bản thân và cho cộng động thông qua những hành vi cụ thể như: trồng cây; vứt rác;……
Trên đây, Tổng đài pháp luật đã chia sẻ với bạn một số biện pháp để công dân có thể đảm bảo an toàn trật tự xã hội. Nếu bạn còn có những thắc mắc khác liên quan đến vấn đề đảm bảo an toàn trật tự xã hội, hãy nhấc máy và liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp tận tình.
>> Xem thêm: Tội phạm về môi trường được cấu thành thế nào? Xử lý ra sao?
Ai có trách nhiệm bảo vệ trật tự an toàn xã hội?
>> Trách nhiệm bảo vệ trật tự an toàn xã hội thuộc về ai? Gọi ngay 1900.6174 để được giải đáp miễn phí.
Bảo vệ trật tự an toàn xã hội từ lâu đã được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, lâu dài của toàn Đảng và toàn dân Việt Nam. Trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta luôn luôn trú trọng vào việc đảm bảo trật tự và an toàn của đất nước bởi đây là nền tảng để phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Để đảm bảo trật tự an toàn xã hội cần có sự chung tay của Đảng, Nhà nước và người dân trong việc thực hiện theo những quy định về đảm bảo trật tự an toàn xã hội dưới sự lãnh đạo trực tiếp từ các cơ quan Nhà nước chuyên trách. Cụ thể bao gồm:
– Những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc đảm bảo trật tự an ninh quốc gia, an ninh xã hội cần tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về trật tự an toàn xã hội. Những cơ quan này là: cơ quan chỉ đạo, chỉ huy và những đơn vị tình báo, cảnh sát, an ninh,….; bộ đội, cảnh sát biển là những cơ quan có nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu vực biên giới, đất liền và hải đảo;…..
– Bên cạnh đó, mỗi cá nhân là công dân của quốc gia cần phải có ý thức tự giác chấp hành những quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn xã hội được Nhà nước ban hành. Đồng thời, cần phải tuân thủ và thực hiện những quy chuẩn đạo đức xã hội để đảm bảo trật tự an toàn xã hội của quốc gia luôn phát triển bền vững và ổn định.
>> Xem thêm: Tội đánh bạc bị xử phạt thế nào theo quy định pháp luật 2022
Trên đây, Tổng đài pháp luật chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến vấn đề trật tự an toàn xã hội là gì và những tình huống liên quan. Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho quý bạn những thông tin pháp luật bổ ích nhất. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được giải đáp miễn phí và nhanh nhất từ đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn dày dặn kinh nghiệm của Tổng đài pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp