Trẻ 1 tháng tuổi nằm võng được không ? Cần lưu ý những gì

Phải làm thế nào khi trẻ sơ sinh khó vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc ? Đứng trước câu hỏi này, nhiều mẹ bỉm đã nhận được lời khuyên đó là cho con nằm võng vì theo họ, đây là cách để cải thiện giấc ngủ cho trẻ. Vậy thực hư bí quyết chăm con này có đúng hay không? Hãy cùng tìm câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi trẻ 1 tháng tuổi nằm võng được không nhé!

1. Có nên cho trẻ 1 tháng tuổi nằm võng ?

Trẻ 1 tháng tuổi đang trong giai đoạn sơ sinh và sẽ dành 16 đến 18 tiếng mỗi ngày để ngủ. Có nhiều cách để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc hơn như áp dụng phương pháp ru ngủ cho bé, sử dụng ti giả, tiếng ồn trắng và võng là một trong những cách được “truyền tai” nhau rất nhiều.

Nhiều mẹ bỉm khi than phiền rằng bé thường xuyên quấy khóc và khó ngủ, sẽ được nhận ngay lời khuyên cho ngủ võng. Vậy trẻ 1 tháng tuổi nằm võng được không ? Cùng xem các ưu và nhược điểm khi cho trẻ nằm võng nhé !

tre-1-thang-tuoi-nam-vong-duoc-khong
Trẻ 1 tháng nằm võng được không
  • Tại sao cho trẻ sơ sinh nằm võng lại dễ ru ngủ hơn ?

Bé sơ sinh thích nằm trong võng bởi vì nó mang lại cảm giác an toàn, khi được ôm trọn bởi khung võng và được bao quanh bởi lớp vải mềm mại, cùng chuyển động đung đưa giúp con cảm thấy như lúc ở trong bụng của mẹ, nơi đã trải qua 9 tháng đầu đời.

Mỗi khi bé giật mình tỉnh giấc, chỉ cần đưa chiếc võng nhẹ nhàng, bé sẽ dần chìm vào giấc ngủ mà không phải quấy khóc như khi nằm trên giường. Việc sử dụng võng cũng giúp cha mẹ dễ dàng chăm sóc bé hơn. Bé có thể ngủ và chơi trên võng mà không cần được bế trên tay của cha mẹ cả ngày.

2. Trẻ sơ sinh nằm võng nhiều có sao không ?

Mặc dù nằm võng giúp trẻ dễ ngủ hơn, nhưng đó chỉ là những giải pháp tạm thời, không nên áp dụng thường xuyên. Vì cho bé sơ sinh nằm võng thường xuyên ẩn chứa nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến bé, nhất là với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi còn non nớt, các chuyên gia khuyến cao không nên cho nằm võng bởi những lý do:

2.1 Gây ra hội chứng rung lắc

  • Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có hệ thần kinh chưa hoàn thiện. Khi nằm võng sẽ tạo nên những chấn động, rung lắc và nếu nhịp điệu rung quá mạnh sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến não bộ của trẻ. Theo nghiên cứu, cho trẻ sơ sinh nằm võng kéo dài có thể dẫn đến hội chứng rung lắc – gây ra chấn thương não nghiêm trọng và khiến cho trẻ chậm phát triển, rối loạn ngôn ngữ, giảm thị lực, nhận thức chậm.

hoi-chung-rung-lac-o-tre

Trẻ sơ sinh nằm võng có ảnh hưởng đến não không ?

2.2 Ảnh hưởng cột sống, lồng ngực

  • Trẻ sơ sinh nằm võng sẽ trực tiếp gây áp lực lên cột sống và dễ dẫn đến cong vẹo, ảnh hưởng thẩm mỹ về sau. Với trẻ 1 tháng tuổi, cột sống còn mềm, chưa đủ vôi hóa như người trưởng thành nên sẽ dễ bị cong theo độ lún của võng. Cho trẻ nằm võng quá sớm có thể khiến bé bị gù lưng, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động các cơ quan như tim, phổi.

2.3 Gây ứng chế thần kinh

  • Khi nằm ngủ trong trạng thái rung lắc liên tục, nhịp điệu không yên thì thần kinh sẽ bị mệt mỏi. Dù đã đi vào giấc ngủ nhưng rất có thể tâm thức bé vẫn mang tâm trạng rung, không ổn định. Khi bế ra võng, bé sẽ thường bị giật mình, khóc thét. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đến não bộ.

2.4 Thần kinh vận động kém

  • Trẻ sơ sinh ngủ võng sớm sẽ kém linh hoạt, giảm khả năng nhận thức và tiếp thu hơn. Bởi lẽ, khi ngủ võng bé sẽ bị chèn ép tay chân hoặc vẹo đầu, vẹo cổ. Nếu ngủ lâu ngày trong tư thế này sẽ khiến trẻ dễ bị tụ máu ở một vị trí, khiến máu khó lưu thông, không điều hòa và khiến cho cơ bắp kém phát triển.

tre-nam-vong-bi-ngheo-co-chen-ep-tay-chan

Trẻ sơ sinh nằm võng nhiều có sao không ?

2.5 Phụ thuộc quá nhiều vào võng

  • Bé sơ sinh nằm võng từ sớm sẽ khiến trẻ quen với chuyển động đu đưa, rung lắc của võng. Và trong trường hợp không có võng, bé sẽ khó vào giấc ngủ, quấy khóc và mệt mỏi. Điều này có thể gây khó khăn khi cha mẹ muốn cho bé chuyển sang ngủ trên giường cũi hoặc nằm trên bề mặt phẳng khi bé lớn hơn.

2.6 Những nguy hiểm khác

  • So với giường, nôi thì cho trẻ ngủ võng ẩn chứa nhiều nguy hiểm như dễ bị té ngã. Đặc biệt là thời điểm bé biết lật, có thể bé sẽ lăn sang một bên nhưng lại khó lật ngửa lại hoặc võng không căng đúng cách làm bé bị nghiêng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khó thở hoặc nguy cơ bị nghẹt khí.

Như vậy, có thể đưa ra kết luận rằng trẻ 1 tháng tuổi nằm võng là điều hoàn toàn không nên.

3. Trẻ bao nhiêu tháng được nằm võng ?

Trẻ mấy tháng thì nằm được võng là điều mà nhiều mẹ bỉm quan tâm nhất. Câu trả lời ở đây đó là trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Tốt hơn hết, chỉ cho bé nằm võng khi bé đã biết lật, đầu và cổ cứng, chỉ nên cho bé ngủ các giấc ngắn, tránh nằm võng qua đêm hoặc trong thời gian dài.

tre-3-thang-nam-vong

Trẻ sơ sinh bao nhiêu tháng thì nằm võng được

4. Lưu ý cần nắm khi cho trẻ sơ sinh nằm võng

Trường hợp cho trẻ sơ sinh nằm võng, ba mẹ cần nắm một vài lưu ý quan trọng dưới đây.

  • Đảm bảo bé luôn an toàn trong khi nằm võng. Độ chắc chắn của võng như có đủ khả năng đỡ bé, trọng lượng vào chiều cao có phù hợp hay không. Võng cho bé nằm cũng cần phải đảm bảo không bị rách, sờn hay lỏng lẻo đinh ốc.
  • Không để chăn, gối, đồ chơi mềm vào võng vì có thể gây nghẹt thở
  • Chọn loại võng có vải thoáng mát, dễ tháo và giặt sạch
  • Không treo phụ kiện như chuông kim loại, tua rua hoặc đồ chơi vì có thể gây nguy hiểm cho trẻ
me-be-be-nam-vong-an-toan-hon
Mẹ bế bé nằm võng
  • Không để anh chị lớn của bé đung đưa võng vì không kiểm soát lực đưa, dễ làm bé văng ra khỏi võng
  • Luôn đảm bảo chiếc võng được treo ở một nơi chắc chắn, an toàn và cân bằng. Kiểm tra các dây buộc thường xuyên vì việc đung đưa võng liên tục có thể làm lỏng các nút thắt và sờn sợi dây buộc võng
  • Đảm bảo rằng người lớn luôn quan sát được bé mọi lúc mọi nơi
  • Nên đặt tấm đệm dưới võng đề phòng trường hợp bé bị rơi ra ngoài cũng đỡ đau hơn
  • Thường xuyên giặt sạch võng để loại bỏ bụi bẩn trên võng, hạn chế nguy cơ bé bị mắc các vấn đề về da liễu​​

4.1 Trẻ ngủ ở đâu thì an toàn?

Hiện không có bằng chứng khoa học nào để chứng minh rằng việc trẻ sơ sinh nằm võng bị cong lưng, nhưng đây không phải là nơi cho bé ngủ được khuyến khích. Trên thực tế, trẻ chỉ được đảm bảo an toàn nhất khi ngủ nếu được nằm trên bề mặt chắc chắn, ở nôi ngủ cho bé hoặc trên giường cùng ba mẹ trong vòng 6 tháng đầu.

20230403_t5RXJi1a.jpg

Trẻ sơ sinh nên có nôi ngủ riêng hoặc ngủ cùng ba mẹ trong 6 tháng đầu

4.2 Cách cho bé nằm võng an toàn không bị cong lưng

Trong trường hợp phải để bé nằm võng, thực hiện ngay các điều sau để trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách

Cách 1:

  • Chọn một chiếc võng phù hợp: Bạn nên chọn một chiếc võng có kích thước phù hợp với bé và không quá sâu, để bé không bị chìm sâu vào trong võng và gây ra các vấn đề về độ cong của lưng.
  • Đặt gối cho bé: Bạn có thể đặt một gối nhẹ dưới cổ và đầu của bé khi cho bé nằm trong võng, để giữ cho đầu và cổ của bé được nằm thẳng và không bị chững lại, gây ra các vấn đề về lưng.
  • Kiểm tra tư thế của bé: Khi cho bé nằm trong võng, bạn nên kiểm tra thường xuyên tư thế của bé. Nếu thấy bé bị cong lưng, bạn nên điều chỉnh tư thế và đặt thêm gối cho con nếu cần.
  • Điều chỉnh thường xuyên: Nên đổi vị trí của bé thường xuyên, để tránh bị ảnh hưởng bởi tư thế nằm đó quá lâu.
Trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách để hạn chế các ảnh hưởng đến cột sống

Cách 2:

Mẹ có thể tìm mua một chiếc nôi tre đặt võng cho con, nôi tre đặt trên võng cho bé nằm ngủ được thẳng lưng và thoải mái hơn. Phù hợp với các võng hiện có trên thị trường.

noi-tre-dat-vong-giup-tre-khong-bi-cong-lung

Zaracos hy vọng qua những thông tin trong bài viết này, ba mẹ đã có cho mình câu trả lời trẻ 1 tháng tuổi nằm võng được không rồi chứ? Dù ngủ ở đâu, trẻ cũng sẽ được an toàn nếu được quan sát và bảo vệ bởi người lớn. Giấc ngủ của trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng nên ba mẹ hãy chọn phương pháp và vị trí ngủ tốt nhất cho trẻ nhé!

Mời bạn xem thêm các thông tin hữu ích khác tại Kinh nghiệm chăm sóc con 0 – 3 tuổi