2.4 Về khả năng vận động, phát triển thể chất
Vận động thô
- Khi nằm ngửa trên giường, hai tay của bé tự động khép lại, để trước ngực, hai tay nắm lấy nhau, đôi lúc còn biết đưa chân;
- Khi nằm sấp, cánh tay bé sẽ đưa về phía trước, ngóc đầu lên nhìn người trước mặt hoặc đồ chơi một cách chắc chắn, không cần trợ giúp;
- Khi nằm sấp, bé có khuynh hướng lật người bị động, lăn trở lại vị trí nằm ngửa một cách không tự chủ;
- Khi đỡ lấy ngực, bụng của bé và giữ bé ở trạng thái lơ lửng thì phần đầu, chân và thân của bé có thể ngang bằng nhau;
- Khi đỡ bé ngồi dậy, đầu của bé thường gập về trước; khi lắc lư thân hình bé, đầu bé thỉnh thoảng cũng lắc lư nhưng cơ bản đã ổn định;
- Bé có thể dồn lực xuống chân khi được đặt đứng trên mặt phẳng cứng;
Vận động tinh
- Có thể chủ động nắm lấy đồ chơi có tay cầm và lắc lư;
- Đưa tay hoặc những vật bé thích vào miệng;
- Tầm nhìn của bé có thể di chuyển từ vật đến tay và ngược lại;
- Khi đắp chăn mỏng cho bé, hai tay của bé có thể kéo chăn;
- Nếu có sự chống đỡ, bé có thể ngồi thẳng khoảng 10 – 15 phút và đầu đã ổn định, lưng đã chắc chắn.
2.5 Thời gian ngủ của bé
Ở tháng thứ 4, cả bé và cha mẹ đều sẽ có những đêm ngon giấc. Ở độ tuổi này, bé thường có thể ngủ liên tục 7 – 8 tiếng, thêm hai giấc ngủ ngắn trong ngày. Một em bé 4 tháng tuổi sẽ cần được ngủ khoảng 14 – 16 tiếng/ngày.
2.6 Sự phát triển giác quan của bé
Trong 3 tháng đầu, trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt màu sắc tương phản. Vì vậy, trẻ sơ sinh thường thích màu sắc tươi sáng và các vật có màu trắng – đen. Tầm nhìn của bé đã rõ tới khoảng 20/40.
Bạn đang xem: Trẻ 4 tháng tuổi biết làm những gì?
Em bé 4 tháng tuổi có thể nhận ra sự tương phản màu sắc tinh tế, có thể nhìn khắp phòng nhưng bé vẫn thích nhìn gần hơn. Đôi mắt của bé cũng di chuyển bình thường, có thể nhìn theo vật thể hoặc những người khác trong phòng.
2.7 Kỹ năng ăn của bé
Xem thêm : Khoảng cách giữa 2 lần uống thuốc hạ sốt bao lâu là an toàn?
Các bác sĩ thường khuyên phụ huynh không nên cho trẻ ăn thức ăn đặc cho đến khi được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, nhiều bé phát triển nhanh, cân nặng lớn có thể không được cung cấp đủ dưỡng chất từ sữa mẹ, sữa công thức. Nếu bé sẵn sàng, cha mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn dặm ở tháng thứ 4.
Trước khi cho bé ăn, phụ huynh cần giữ đầu và cổ của bé. Thức ăn đầu tiên của bé nên là ngũ cốc tăng cường chất sắt, được trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Bột ngũ cốc cho bé nên làm loãng để bé quen với thức ăn. Em bé tuổi này vẫn có phản xạ dùng lực ở lưỡi đẩy mạnh khi đưa thìa vào miệng. Nếu bé đẩy trở ra khi đưa muỗng bột ngũ cốc vào miệng thì cha mẹ nên đợi thêm 1 – 2 tuần rồi mới cho bé ăn dặm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp