InfaBiotix- Để hệ tiêu hóa của bé khỏe

Khi mọc răng trẻ thường bị đi tướt do những phản ứng của cơ thể trước sự kích thích của quá trình thay đổi tại mỗi giai đoạn phát triển. Trẻ bị đi tướt uống thuốc gì? Hướng dẫn các mẹ cách chăm sóc và điều trị cho trẻ đi tướt khi mọc răng đúng cách và tốt nhất.

Dấu hiệu bé bị đi tướt mẹ cần lưu ý

Các dấu hiệu trẻ bị đi tướt bao gồm:

  • Trẻ đi tướt thường bị đi ngoài khoảng 4 – 5 lần/ngày nhưng vẫn ăn uống, hoạt động bình thường, không có dấu hiệu sốt cao, quấy khóc nhiều.
  • Phân có màu vàng ngả xanh nhưng không bị sống phân, có nhiều bọt và dịch nhầy như ở trẻ bị tiêu chảy.
  • Phân có thể mềm nhưng vẫn thành khuôn, phân nát, phân lỏng, phân có nhiều nước,… Tùy theo đặc điểm của phân mà mẹ có thể áp dụng những cách hỗ trợ điều trị khác nhau.
  • Trẻ biếng ăn, sốt nhẹ, chảy nước dãi, đau – ngứa lợi, hay cắn đồ vật,…

Mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ bị đi tướt do mọc răng vì tình trạng này sẽ kết thúc sau khoảng 1 – 2 ngày. Những trẻ có thể trạng yếu hơn có thể bị đi tướt trong khoảng 3 – 4 ngày cũng sẽ tự hết. Tuy nhiên mẹ cần theo dõi, quan sát tình trạng phân của trẻ để phát hiện bất thường và can thiệp kịp thời, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ vì trong giai đoạn ày hệ miễn dịch của bé sẽ suy yếu hơn so với lúc bình thường.

Trẻ đi tướt thường đi ngoài khoảng 4 – 5 lần/ngày, kéo dài khoảng 1 – 2 ngày

Trẻ bị đi tướt uống thuốc gì?

Trẻ bị đi tướt thông thường, đi ngoài khoảng 4 – 5 lần/ngày, kéo dài 1 – 2 ngày thì không cần uống bất kỳ loại thuốc nào cả. Mẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp, không cho con ăn thực phẩm có vị tanh như cá, cua, ốc, tôm,… Cho bé ăn nhiều trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất. Ngoài ra khoai lang, cà rốt, chuối,… là những thực phẩm có thể hỗ trợ điều trị tình trạng đi tướt của bé khá hiệu quả.

Bên cạnh đó mẹ cũng có thể cho bé uống men vi sinh bổ sung lợi khuẩn tăng cường tiêu hóa, giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, mạnh khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch cho trẻ. Nhờ đó có thể rút ngắn thời gian và số lần đi tướt hiệu quả. Lưu ý, mẹ chỉ cho bé uống các loại men vi sinh chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y tế cho phép lưu hành, để được đảm bảo về chất lượng, hiệu quả của sản phẩm.

Cho trẻ đi tướt uống men vi sinh để hỗ trợ rút ngắn thời gian bị đi tướt

Trường hợp bé bị đi tướt nhiều mẹ có thể cho bé uống dung dịch oresol và tăng cường cho bé uống nước ép trái cây tươi, nước lọc, bú mẹ để tránh tình trạng mất nước và rối loạn điện giải. Việc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cũng rất quan trọng, mẹ cần thường xuyên làm sạch đồ chơi, vật dụng của bé để loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh. Rửa tay cho bé bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Lau sạch mông cho bé sau mỗi lần đi ngoài và chú ý vệ sinh răng miệng để loại bỏ vi khuẩn, không cho chúng xâm nhập và phát triển gây bệnh. Cho bé một núm vú giả chuyên dụng khi mọc răng và thường xuyên làm sạch vì bé sẽ nhai, cắn nhiều khi mọc răng do bị ngứa lợi.

Nếu bé bị đi ngoài kéo dài kèm sốt cao, phân có máu hoặc dịch nhầy cần đưa con đi khám ngay để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh và có phương án điều trị phù hợp. Khi này bé không phải bị đi tướt mọc răng mà đang có vấn đề tại cơ quan tiêu hóa, có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ khi trẻ bị đi tướt

Khi trẻ bị đi tướt, nếu bé vẫn bú mẹ cần tiếp tục cho con bú bình thường và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ sao cho có lợi cho sức khỏe của bé nhất:

  • Thực đơn hàng ngày của bà mẹ phải cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất để đảm bảo chất lượng sữa và giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch. Thực phẩm mẹ nên ăn hàng ngày bao gồm bánh mì, cơm và các món là từ gạo, bánh mì, táo, chuối và các thực phẩm ít chất béo, đạm, dễ tiêu hóa,…
  • Với trẻ đã ăn dặm mẹ cần chia thức ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ để bé dễ tiêu hóa và hấp thụ đầy đủ dưỡng chất hơn. Các thực phẩm tốt cho trẻ ăn dặm bị đi tướt bao gồm gạo trắng, cà rốt, khoai lang, khoai tây, chuối, bánh mì, sữa chua,… Tuy nhiên mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều, quá thường xuyên để tránh gây táo bón.

Trẻ bị đi tướt nên ăn cà rốt, khoai lang để hỗ trợ giảm bớt số lần đi ngoài

  • Khi bé đi ngoài bình thường trở lại thì mẹ có thể cho bé trở lại chế độ ăn hàng ngày để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Nếu bé đã ăn dặm mẹ cần xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng, có đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cơ bản gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ.

Trẻ bị đi tướt có thể tự khỏi sau 1 – 2 ngày, không cần uống thuốc. Để rút ngắn thời gian bị tướt mẹ có thể cho bé uống mẹ vi sinh bổ sung lợi khuẩn để giúp hệ vi sinh đường ruột cân bằng, mạnh khỏe, tăng cường chức năng tiêu hóa và miễn dịch.

Tổng hợp: Phương Thảo