Trẻ bị ho sổ mũi, cảm cúm nên tắm lá gì để nhanh khỏi bệnh?

2.2 Lá trầu không

Lá trầu không nổi tiếng với tính chất kháng sinh, giúp điều trị ho hiệu quả. Vì vậy, khi mẹ lăn tăn trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì, đừng bỏ quên loại lá hữu ích này nhé!

Cách tắm bằng lá trầu không: Đun sôi lá trầu không, cho quế và thảo quả vào, đun sôi rồi gia giảm nhiệt xuống mức vừa phải.

>> Mẹ có thể tham khảo: Tác dụng của lá trầu không với trẻ sơ sinh? Có nên hơ lá trầu cho bé?

2.3 Lá tía tô

Lá tía tô là một phương thuốc thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn hoặc cảm lạnh thông thường; cũng có tác dụng làm giảm các triệu chứng nghẹt mũi, ho và đau đầu. Theo Đông y, lá tía tô vẫn là một nguyên liệu đáng tin cậy trong điều trị ho, cảm lạnh và làm tan đờm.

Như vậy, đây là một loại lá mẹ cần bỏ túi khi tìm hiểu trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì.

Cách tắm bằng lá tía tô chữa ho, sổ mũi cho bé: Mẹ nhặt lấy lá và cành, rửa sạch rồi cho vào nồi nước đun sôi (khoảng 15 phút để dưỡng chất trong lá tía tô hòa vào nước). Sau đó, mẹ để nguội và sử dụng nước đun này để tắm.

2.4 Lá kinh giới

Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì? Trong lá kinh giới có nhiều chất sát khuẩn giúp phòng tránh rôm sảy, mẩn ngứa. Đồng thời, lá kinh giới cũng có khả năng điều hòa thân nhiệt, đẩy lùi các cơn sốt nên thường được sử dụng để chữa ho, sổ mũi cũng như chữa cảm cúm ở trẻ nhỏ.

Cách tắm bằng lá kinh giới: Mẹ hãy chuẩn bị một nắm lá kinh giới tươi, rửa sạch, vò nát rồi pha với nước ấm để tắm cho bé. Hoặc có thể dùng lá kinh giới đun sôi với nước, đợi khi nước còn ấm thì cho bé tắm.

Trẻ bị ho sổ mũi nên tắm lá gì? Lá tía tô

2.5 Nước lá me và hành tây

Lá me có tác dụng rất tốt trong việc giải độc, phòng ngừa các bệnh ngoài da. Trong khi hành tây có khả năng kháng khuẩn hiệu quả. Kết hợp hai loại nguyên liệu này, triệu chứng ho và sổ mũi do cảm lạnh của bé sẽ được cải thiện nhanh chóng.