Nhiều trẻ sốt cao nhưng tay chân lạnh khiến cho bố mẹ không biết xử lý thế nào. Bài viết dưới đây Fitobimbi sẽ giúp bố mẹ hiểu hơn về tình trạng trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất hay không.
- Review sữa Abbott Grow có tốt cho bé không? Có tăng cân và phát triển trí não cho bé?
- Nên uống mật ong khi nào? 6 thời điểm uống mật ong tốt nhất
- Đăng ký tạm trú, tạm vắng cần những thủ tục gì?
- Năm Quý Mão 2023 người tuổi nào nên sinh con, sinh tháng nào tốt nhất?
- Cách thu hồi tin nhắn zalo trên điện thoại và máy tính nhanh gọn
- [Giải đáp] Trẻ bị sốt có nên bật quạt không?
- Trẻ bị sốt nên chườm khăn nóng hay lạnh để nhanh khỏi?
Trẻ sốt tay chân lạnh là tình trạng gì? Nguyên nhân gây bệnh
Sốt là phản ứng khi hệ miễn dịch chống lại tác nhân có hại như vi khuẩn, virus. Thông thường khi bị sốt bé sẽ quấy khóc và tăng thân nhiệt. Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt trẻ sốt cao nhưng tay chân lạnh. Theo chuyên gia, trẻ bị sốt tay chân lạnh được chia làm 2 trường hợp.
- Sốt tay chân lạnh thông thường
Đa số các bé khi có hiện tượng sốt lạnh tay chân đều nằm trong trường hợp này. Lúc này, sốt là phản ứng tự nhiên để chống lại các tác nhân gây bệnh. Cụ thể khi có vi khuẩn, virus tấn công hệ thống miễn dịch của bé sẽ tự phóng thích kháng thể ngăn chặn. Đồng thời trung tâm điều khiển nhiệt độ cũng sẽ phát ra tín hiệu để bé thoát nhiệt.
Tuy nhiên, do hệ thần kinh của bé chưa được hoàn thiện. Do đó khi nhiệt độ cơ thể tăng, các dây thần kinh chịu trách nhiệm co giãn mạch máu sẽ bị rối loạn, dẫn đến mạch máu tứ chi kém lưu thông, gây ra hiện tượng tay chân lạnh.
- Sốt cao tay chân lạnh là hệ quả của siêu vi
Trong một số trường hợp, trẻ sốt tay chân lạnh được xem là dấu hiệu của nhiễm siêu vi. Tình trạng này sẽ trở lên nghiêm trọng nếu trẻ mắc phải bệnh viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng trẻ sốt tay chân lạnh
Trước khi tìm hiểu trẻ bị sốt chân tay lạnh có nên đi tất không mẹ nên nắm rõ dấu hiệu nhận biết dưới đây.
Xem thêm : Kích thước sân đá cầu tiêu chuẩn dùng thi đấu bằng bao nhiêu?
Theo đó trẻ sốt chân tay lạnh thường thiếu lực, lừ đừ, ra mồ hôi, quấy khóc, nóng ở trán hoặc bụng. Những dấu hiệu này cho thấy virus tấn công mao mạch và gây tổn thương mạch máu tứ chi.
Không chỉ vậy, một số biểu hiện dưới đây còn cho biết rằng bé đang nguy hiểm:
- Môi, má hồng đỏ
- Môi và lưỡi khô
- Mặt tím tái, da nhợt nhạt
- Bé ra mồ hôi nhiều
- Chân tay lạnh trong nhiều giờ
- Cổ cứng, mụn nước xuất hiện trên da
- Sốt cao đến 39 độ và không có sự thuyên giảm dù đã can thiệp bằng nhiều biện pháp
- Bé mệt mỏi, cơ thể mềm oặt và hay ngủ nhiều
Ngược lại nếu màu da trẻ bình thường, không khát nước, quấy khóc ít,… các bậc phụ huynh không phải lo lắng. Vì đây là những dấu hiệu chứng tỏ bé không bị nặng.
Trẻ sốt chân tay lạnh có nên đi tất không?
Khi trẻ sốt tay chân lạnh, nhiều bậc phụ huynh vội vàng đi tất cho con. Tuy nhiên theo các chuyên gia, việc đi tất hoặc mặc ấm có thể khiến cho thân nhiệt tăng cao và gây nguy hiểm cho bé. Vậy trẻ sốt chân lạnh có nên đi tất hay không?
Điều này còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng bé trong từng giai đoạn khác nhau. Về cơ bản, nếu trẻ bị sốt về chiều và đêm phụ huynh cần phải hạ nhiệt nhanh chóng. Việc đi tất hoặc mặc quần áo kín sẽ khiến cho tuyến mồ hôi khó thoát, nhiệt độ cơ thể không thể tản đi. Nếu nhiệt độ bị đẩy lên quá cao, tầm 40-41 độ, bé sẽ có thể co giật, thậm chí tử vong. Vì vậy về cơ bản trẻ bị sốt có nên đi tất không? Câu trả lời là không.
Phải làm gì khi trẻ sốt tay chân lạnh?
Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất không phần viết trên đã giải thích rõ. Dưới đây Fitobimbi sẽ hướng dẫn mẹ cách xử lý tình trạng này một cách tối ưu.
- Giai đoạn tăng nhiệt mẹ nên giữ ấm cho con
Nếu tay và chân của trẻ bị lạnh nhưng nách, trán, miệng và các bộ phận khác đều nóng mẹ nên nghĩ tới khả năng con đang tăng nhiệt. Lúc này, mẹ hãy cho bé đi tất, uống nước hoặc ngâm chân ấm để cải thiện tuần hoàn ngoại vi.
Xem thêm : Thủ tục mua ô tô trả góp: Cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Thường thì khoảng thời gian này sẽ không kéo dài và nhiệt độ cơ thể của bé chưa tăng. Sau 1-2 giờ tình trạng này sẽ có cải thiện tuy nhiên mẹ phải theo dõi nhiệt độ thường xuyên.
- Giai đoạn sốt cao mẹ nên giúp bé tản nhiệt
Lúc này khi nhiệt tăng cao bé sẽ cảm thấy rất nóng vì vậy mẹ hãy sử dụng khăn ấm lau khắp cơ thể và cho bé uống thật nhiều nước hơn. Trường hợp nhiệt độ lên cao trên 38,5 mẹ có thể cho bé dùng thuốc hạ sốt tuy nhiên cần phải tuân theo chỉ định của bác sĩ. Nếu trẻ bị sốt mà vẫn vui chơi bình thường bố mẹ không cần phải dùng thuốc ngay. Bởi sốt cũng là biểu hiện cho thấy cơ thể của bé đang chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu cơn sốt cao kéo dài và không có sự thuyên giảm mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ để tư vấn được kỹ hơn.
- Giai đoạn hạ sốt mẹ hãy cho con uống nước thật nhiều
Lúc này trẻ sẽ ra nhiều mồ hôi. Vì vậy mẹ cần quan sát xem bé có thấy khó chịu hay không. Tăng cường cho bé uống nước cũng như điện giải oresol để tránh rối loạn tuần hoàn và gây mệt mỏi. Đối với trẻ từng có tiền sử co giật, mẹ cần theo dõi nhiệt độ sát sao, chủ động cho bé uống thuốc hạ sốt và chống co giật theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Trẻ sốt chân tay lạnh khi nào thì đáng báo động?
Trẻ sốt tay chân lạnh một số trường hợp cần phải nhập viện. Vì thế mẹ đừng vội quan tâm đến việc trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất không. Theo chuyên gia, dưới đây là những trường hợp báo động.
Nhiễm trùng huyết
Xảy ra do một số bệnh nhiễm trùng không được điều trị đúng cách chẳng hạn như viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm não,…Cùng với tay chân lạnh, trẻ nhỏ khi bị nhiễm trùng huyết sẽ xuất hiện tình trạng sốt cao, nhịp tim nhanh, khó thở, da xanh xao, buồn nôn. Trong trường hợp này mẹ không cần phải thắc mắc trẻ bị sốt có nên đi tất không mà hãy nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ.
Bệnh tay chân miệng
Đây là căn bệnh truyền nhiễm rất dễ lây lan ở trẻ. Bệnh thường bắt đầu bằng triệu chứng như ho, sốt, chán ăn, phát ban trên mặt. Sau đó các nốt ban này sẽ chuyển thành bóng nước đồng thời xuất hiện vết loét ở miệng. Tay chân lạnh là một trong những biểu hiện cho thấy bệnh đã tiến triển nặng hơn. Do đó nếu kèm theo các thêm các triệu chứng như mạch nhanh, khó thở, da tím thì mẹ không cần phải đi tất cho bé mà hãy đưa đến bệnh viện.
Viêm màng não
Viêm màng não là tình trạng nhiễm trùng lớp mô ở quanh não bộ do vi khuẩn, virus gây ra. Tình trạng này kéo dài có thể gây sốt kèm theo tay chân bị lạnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia khi bé xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, khó thở, ngủ li bì, nôn ói, cứng cổ mẹ nên đưa con đi khám thay vì lo lắng trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất hay không.
Bài viết trên đây Fitobimbi đã giải đáp rõ trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất hay không? Mẹ hãy theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp