Nguyên nhân trẻ nhỏ bị mắc bệnh viêm phổi
– Vi khuẩn: Nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị viêm phổi phải kể đến vi khuẩn phế cầu, hemophilus influenzae. Sau đó là các loại vi khuẩn khác như: tụ cầu, liên cầu, E coli, klebsiella pneumoniae….
– Virus: Một số loại virus gây nên viêm phổi là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, adenovirus,… Đối với những trẻ trên 5 tuổi thường gặp là virus mycoplasma.
Bạn đang xem: Trẻ bị viêm phổi có được tắm không?
– Nấm, ký sinh trùng: Candida albicans là loại nấm thường gặp nhất gây hiện tượng trẻ bị tưa lưỡi. Candida có thể phát triển xuống phế quản phổi và gây viêm phổi ở trẻ.
Xem thêm : Những kiểu tóc nữ cho người cao gầy phù hợp với vóc dáng
Viêm phổi với những triệu chứng điển hình giúp mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra.
Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phổi
Ngoài một số biểu hiện giống các bệnh viêm đường hô hấp khác, viêm phổi còn có nhiều triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Thường gặp nhất là:
- Ho nhiều: trẻ có thể ho vừa đến nặng. Thường là ho nặng tiếng và kèm theo đờm.
- Thở nhanh liên tục: Thở > 60 lần/phút đối với trẻ 2 tháng tuổi; > 50 lần/phút đối với trẻ từ 2 tháng – 1 tuổi; > 40 lần/phút với trẻ trên 1 tuổi.
- Khó thở, thở rít: cánh mũi phập phồng, co kéo cơ liên sườn, rút lõm lồng ngực.
- Trẻ thường có dấu hiệu sốt vừa hoặc sốt cao và đổ mồ hôi.
- Bị đau ngực trong lúc ho và giữa các cơn ho.
- Tím tái quanh môi hoặc mặt do bị thiếu oxy.
- Nôn, trớ: do những cơn ho liên tục và đờm nhiều.
- Tiêu chảy.
Mẹ nên nấu các món mềm, dễ nuốt, chia thành nhiều bữa nhỏ khi trẻ bị viêm phổi
Trẻ bị viêm phổi có được tắm không?
Do các triệu chứng trên, nhiều phụ huynh nghĩ rằng việc trẻ tiếp xúc với nước khi trẻ bị viêm phổi sẽ khiến bệnh nặng hơn nên không dám tắm cho con.
Theo các chuyên gia y tế, nếu tình trạng không quá nặng thì mẹ vẫn có thể tắm cho trẻ. Việc vệ sinh để giữ cho trẻ được sạch sẽ và thông thoáng là điều cần thiết. Tuy vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý những việc sau:
- Không nên tắm quá lâu, tắm trong khoảng 5 – 7 phút bởi khi cơ thể đang yếu trẻ nhỏ dễ bị nhiễm lạnh.
- Nên tắm bằng nước ấm.
- Vào mùa lạnh, mẹ có thể bật máy sưởi để giữ ấm cho con trong khi tắm.
- Tắm nơi kín gió.
- Ngay sau khi tắm, nên dùng khăn mềm lau khô người cho trẻ và mặc quần áo ngay.
Tắm sẽ giúp trẻ dễ chịu hơn tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý để tránh bệnh của con nặng thêm
Để thao tác nhanh tránh để con bị nhiễm lạnh, trước khi tắm cho con mẹ cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết rồi mới cởi quần áo và tắm cho con. Mẹ cũng có thể vệ sinh cơ thể trẻ bằng cách lau người. Tuy vậy mẹ nên lau kĩ ở các vị trí nách, cổ, bẹn, lưng của trẻ.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm phổi tại nhà
Bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị bệnh của bác sĩ, cha mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Mẹ và những người chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch sẽ thường xuyên.
- Cho trẻ ăn các đồ ăn lỏng, dễ tiêu như sữa, cháo…
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn, dưới nhiều hình thức như sữa, canh, soup… Việc này sẽ giúp trẻ bổ sung nước cho cơ thể, làm loãng đờm nhớt, dịu họng, giảm ho đáng kể.
- Bổ sung nhiều hoa quả, rau xanh vào thực đơn cho trẻ hàng ngày để tăng cường vitamin, tăng sức đề kháng.
- Vệ sinh cơ thể cho trẻ đúng cách để hạn chế vi khuẩn phát triển dẫn đến trẻ dễ bị nhiễm trùng da, viêm da.
- Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ. Chú ý tránh để trẻ bị mưa, gió lùa hay điều hòa thổi thẳng vào người.
- Hạn chế đưa trẻ nhỏ đến những nơi đông người.
- Đeo khẩu trang cho trẻ mỗi khi ra ngoài đường.
- Theo dõi sát sao diễn biến của bệnh: khó thở, tím tái, ăn uống của trẻ một cách thường xuyên.
Hy vọng bài viết trên có thể giúp cha mẹ giải đáp được thắc mắc khi chăm sóc con. Nếu còn thắc mắc gì cha mẹ vui lòng liên hệ theo hotline 19001806 để được giải đáp tốt nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp