2.1. Tác dụng lên da
Thuốc bôi muỗi đốt hay các loại thuốc trị côn trùng cắn cho bé chỉ có tác dụng tạm thời, đó là lý do mà phụ huynh thường bôi thuốc lại cho trẻ khi thuốc hết tác dụng. Tuy nhiên, bôi thuốc nhiều và kéo dài có thể tác động gây hại cho làn da nhạy cảm của trẻ, vốn dĩ rất dễ kích ứng với các tác nhân.
Trẻ dùng thuốc bôi muỗi đốt có thể xuất hiện các tác dụng phụ trên da như ngứa, đỏ, rát, sưng nề, đau, bong vảy, mụn nước li ti, mụn mủ, đôi khi có thể bị tăng sắc tố. Các vết thâm thường tồn tại dai dẳng và sẽ ngày càng dày đặc nếu trẻ bị muỗi đốt liên tục, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ. Nếu trẻ gãi hay chà xát nhiều có thể khiến vết thâm dày lên, viêm da, nhiễm trùng,…
Bạn đang xem: Thuốc bôi muỗi đốt cho bé loại nào an toàn?
Xem thêm : Review học phí Đại học Văn Hiến – VHU 2023 mới nhất !
Đặc biệt ở những trẻ có cơ địa dị ứng, chàm,… thì tình trạng này còn trầm trọng hơn.
2.2. Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất
Thuốc bôi côn trùng cắn cho bé khi tiếp xúc với các vùng da hở như vết trầy xước, vết thương,… có thể khiến trẻ bị phơi nhiễm hóa chất với các biểu hiện nguy hiểm toàn thân như đau đầu, hôn mê. Nhiễm độc DEET ở trẻ đã được báo cáo ở những trẻ dưới 8 tuổi sử dụng thuốc bôi muỗi đốt với các biểu hiện: Run, đau đầu, mất kiểm soát, co giật, động kinh,…
Xem thêm : Giá heo hơi hôm nay 30/10: Miền Bắc giảm mạnh
Nguy cơ phơi nhiễm hóa chất còn có thể xảy ra do trẻ quơ quẹt thuốc vào mắt, mũi, miệng, gây ra các tổn thương cơ quan tương ứng, hoặc nếu trẻ vô ý nuốt phải thuốc bôi này cũng có thể gây ngộ độc.
2.3. Tác động trên hệ hô hấp
Mặc dù không tác động mạnh mẽ lên hệ hô hấp như các loại bình xịt chống mũi, nhưng thuốc bôi muỗi đốt, thuốc bôi côn trùng cắn cho bé cũng có thể ảnh hưởng đến đường thở của trẻ do thuốc bay hơi vào không khí và xâm nhập vào đường hô hấp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp