Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không? Lưu ý khi cho trẻ ăn yến sào

4. Hỗ trợ điều trị một số bệnh

Y học cổ truyền Trung Hoa nhận định rằng tổ yến có tác dụng như một phương thuốc chữa nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như bệnh lao, hen suyễn và các vấn đề về dạ dày. Bên cạnh đó, yến sào còn có thể giúp chống lại một số bệnh tật. Điều này là nhờ một số hợp chất hoạt tính sinh học được tìm thấy trong tổ yến có khả năng ức chế virus cúm.

Không những thế, một số nghiên cứu sơ bộ trong phòng thí nghiệm cho thấy các thành phần của tổ yến có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đang phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa xác định được các thành phần chính xác có đặc tính chống ung thư.

Ngoài ra, việc dùng tổ yến thường xuyên cũng cho thấy sự cải thiện về tiêu hóa, giấc ngủ, giúp giảm mệt mỏi, hỗ trợ phục hồi các tế bào bị tổn thương và kích thích tăng trưởng tế bào mới. Nhiều người còn cho rằng, việc cho trẻ ăn yến sào có thể kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Giải đáp: Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?

Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không

Từ những tác dụng của yến sào với trẻ em, có thể thấy, tổ yến mang lại rất nhiều lợi ích cho các bé. Thế nhưng, khi tổ yến ngày càng được tiêu thụ rộng rãi, những tác dụng phụ của yến sào lại trở thành một chủ đề được bàn tán sôi nổi. Trong đó, thắc mắc “Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?” được nhiều cha mẹ quan tâm.

Thống kê cho thấy, tổ yến được thu hoạch nhiều nhất là từ yến trắng (Aerodramus fuciphagus) và yến đen (Aerodramus maximus). Nghiên cứu đã phát hiện, trong hai loại tổ yến này có chứa 6 loại hormone, bao gồm testosterone, estradiol (một dạng estrogen), progesterone, hormone luteinizing, hormone kích thích nang trứng (FSH) và prolactin.

Chính vì có chứa hormone gây dậy thì sớm là estrogen và testosterone, nên mức độ an toàn của hormone trong tổ yến ngày càng nhận được sự chú ý. Vậy, trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?

Trên thực tế, nhiều loại thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày đều chứa nội tiết tố, trong đó phổ biến nhất là trứng, sữa, ngũ cốc, thịt gà, đậu nành… Một nghiên cứu về hàm lượng hormone có trong tổ yến đã cho thấy, yến sào chứa lượng hormone rất nhỏ, không đáng kể, và thấp hơn nhiều so với những thực phẩm này. Dựa trên cuộc điều tra này, ảnh hưởng sức khỏe của các hormone trong yến sào có thể không đáng kể.

Hơn nữa, chỉ khi cơ thể trẻ hấp thụ một lượng lớn estrogen hoặc các chất giống estrogen mới có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa hormone trong cơ thể. Chỉ vài gram tổ yến trong mỗi lần sử dụng dường như không đủ để gây ra tác hại chuyển hóa hormone gì. Ngoài ra, vẫn chưa có bằng chứng cho thấy estrogen và progesterone nội sinh trong thực phẩm có thể gây hại rõ ràng cho cơ thể con người.

Như vậy, câu trả lời cho vấn đề “Trẻ em ăn yến có bị dậy thì sớm không?” là cha mẹ có thể cho con dùng yến sào đúng cách, đúng liều lượng cho phép mà không phải lo lắng về nguy cơ dậy thì trước tuổi. Mức tiêu thụ 2g yến sào đối với trẻ dưới 10 tuổi và 5g đối với trẻ trên 10 tuổi vừa đảm bảo bé hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng của tổ yến, vừa không gây thừa dinh dưỡng hay làm tăng nguy cơ dẫn đến dậy thì sớm.