Tác hại khi trẻ uống quá nhiều nước ngọt có ga

Video trẻ em uống coca cola có tốt không

Nước ngọt có ga (còn gọi là nước ngọt, nước giải khát có ga) là một loại đồ uống có chứa nước carbon dioxide bão hòa, chất làm ngọt và hương liệu. Một số sản phẩm khác còn có chứa caffeine, chất bảo quản, phẩm màu,…

Nước ngọt có ga không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là trên đối tượng trẻ em. Lượng đường ngô, đường mía, caffeine có trong nước ngọt có ga đều không rõ hàm lượng. Bên cạnh đó là các chất tạo màu, tạo chua, tạo ga,… được thêm vào loại thức uống này có thể gây nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe trẻ. Cụ thể:

  • Các chất phụ gia trong nước ngọt có thể gây bệnh thận, gây hại cho răng miệng, ảnh hưởng tới dạ dày và đường ruột;
  • Trẻ uống quá nhiều nước ngọt có ga sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, dẫn tới tình trạng trẻ bị thiếu canxi, không đủ canxi để tăng chiều cao;
  • Trẻ uống đồ uống có ga hằng ngày dễ dẫn tới lười ăn, không chịu uống sữa, không chịu ăn trong các bữa chính, gây thiếu hụt dinh dưỡng trầm trọng, là nguy cơ gây còi xương ở trẻ em;
  • Trẻ uống nước ngọt nhiều sẽ tăng lượng mỡ trong gan và trong xương. Mỡ trong gan nhiều sẽ làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, máu nhiễm mỡ và xơ gan;
  • Lượng đường trong nước ngọt khá lớn, buộc các tế bào tuyến tụy phải tăng tiết insulin để chuyển hóa đường. Tình trạng này kéo dài dễ dẫn tới hiện tượng kháng insulin – nguyên nhân gây đái tháo đường, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch;
  • Nước ngọt có ga làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, dễ gây những biến chứng nguy hiểm như suy tim, nhồi máu cơ tim, tắc mạch chi,…;
  • Trẻ uống nước có ga nhiều thường có xu hướng giảm khả năng tập trung, tăng các hành vi bạo lực (khó kiểm soát cảm xúc);
  • Đặc biệt, trẻ em uống nước ngọt có ga có thể bị nghiện. Bởi đường trong nước ngọt kích thích giải phóng dopamine chất dẫn truyền nội tiết thần kinh trong não, khiến trẻ cảm thấy vui vẻ, khỏe khoắn hơn. Về lâu dài, trẻ sẽ bị lệ thuộc (nghiện) loại thức uống này.