Giải đáp: Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì?

Chảy máu cam chắc chắn khiến tinh thần, sức khỏe của trẻ bị ảnh hưởng. Nếu trẻ hay bị chảy máu cam, để phòng ngừa tái phát, mẹ cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung nhiều loại vitamin, khoáng chất cần thiết. Trường hợp thấy trẻ bị chảy máu cam, mẹ cần hết sức bình tĩnh và nhanh chóng áp dụng biện pháp xử lý ngay tại nhà để cầm máu ngay cho trẻ.

Chảy máu cam là gì?

Trước khi giải đáp cho câu hỏi bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về tình trạng chảy máu cam, đặc biệt là chảy máu cam ở trẻ nhỏ.

Chảy máu cam, còn gọi chảy máu mũi là tình trạng một người bị mất máu từ các mô ở mũi. Hiện tượng chảy máu này xảy ra khá phổ biến, vì nguyên nhân nào đó các mạch máu nhỏ nằm sát phía trước và sau mũi bị vỡ ra. Chảy máu cam thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng người lớn cũng có thể gặp phải. May mắn là trường hợp chảy máu cam thường không phải là vấn đề nghiêm trọng nên nếu bé chảy máu cam mẹ cũng không cần quá lo lắng.

Giải đáp: Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì? 1Nhiều mẹ lo lắng bé hay chảy máu cam là bị thiếu chất gì

Nhiều người có thể chưa biết, mạch máu ở mũi có rất nhiều, vai trò của chúng là giúp làm ấm và làm ẩm không khí chúng ta hít thở. Do vị trí của các mạch này là nằm sát bề mặt nên chúng sẽ dễ bị tổn thương, gây chảy máu mũi. Nhiều tình trạng chảy máu cam nghiêm trọng hơn khi xuất phát từ các mạch lớn ở phía sau mũi. Thông thường, trường hợp chảy máu cam dạng này xảy ra sau chấn thương, ở trẻ nhỏ hoặc người già. Càng lớn tuổi thì tình trạng chảy máu cam càng nghiêm trọng hơn.

Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì?

Thông thường, chúng ta hay nghe nói chảy máu cam là do cơ thể bị thiếu chất. Điều này đúng nhưng chưa đủ. Như đã đề cập bên trên, chảy máu cam xảy ra khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ ra gây chảy máu. Cho đến nay, hầu hết những trường hợp chảy máu cam thường không xác định được nguyên nhân rõ ràng. Một số yếu tố sau đây được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam:

  • Thời tiết, không khí khô/nóng làm mũi chúng ta cũng dễ bị khô hơn. Điều này khiến mạch máu ở mũi trở nên nhạy cảm và có thể bị vỡ bất cứ lúc nào;
  • Thói quen hay ngoáy mũi, day mũi, chà xát mạnh;
  • Các chất kích thích hóa học (amoniac; cocaine; thuốc aspirin);
  • Do bị cảm lạnh;
  • Hỉ mũi quá mạnh, thường xuyên;
  • Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi, họng và xoang;
  • Gặp chấn thương mũi;
  • Do dị ứng hoặc thuốc dị ứng làm khô mũi;
  • Táo bón thường xuyên, khi đại tiện rặn mạnh;
  • Bị tình trạng vẹo vách ngăn ở mũi;
  • Do dùng thuốc chống viêm, thuốc xịt;
  • Đầu mặt bị chấn thương và có dùng thuốc làm loãng máu; chảy máu hoặc rối loạn đông máu.
Giải đáp: Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì? 2Có thể điều trị chảy máu cam tại nhà cho trẻ bằng các phương pháp đã được tìm hiểu

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên, chảy máu cam có thể còn do tác động của một số vấn đề khác ít gặp hơn, bao gồm di truyền xuất huyết telangiectasia; giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP); bệnh bạch cầu; có khối u mũi và mũi; thường xuyên dùng đồ uống có cồn;…

Khi cơ thể bé bị thiếu hụt các loại vitamin như vitamin C, vitamin K hoặc thiếu hụt những loại khoáng chất tham gia tổng hợp máu như sắt, kali sẽ có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu cam. Mặt khác, nếu trẻ có một chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, thói quen thường xuyên ngoáy mũi quá mạnh đều có khả năng gây chảy máu. Ngoài ra, nếu bé có va chạm mạnh mũi hoặc những lúc thời tiết hanh khô/lạnh đều dễ dàng gây khô mũi, bong tróc chảy máu. Do đó, nếu trẻ thường xuyên chảy máu cam, bạn nên cho trẻ đi khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt một cách khoa học giúp phòng và chữa máu cam cho trẻ hiệu quả.

Chảy máu cam có thể phòng ngừa không?

Câu trả lời là “Có” thể nếu bạn nắm rõ một số thông tin sau đây:

Ngăn ngừa chảy máu cam ở trẻ

Để hạn chế tối đa tình trạng chảy máu cam ở trẻ nhỏ, mẹ nên kiểm tra và cắt ngắn gọn gòn móng tay của trẻ. Điều này sẽ hạn chế trẻ gây ra chấn thương cho mũi cũng như ngăn cản trẻ dùng tay ngoáy mũi gây tổn thương.

Bên cạnh đó, trang bị máy tạo ẩm trong nhà để giảm thiểu tình trạng không khí nóng. Ngoài ra, nhớ dặn trẻ mở miệng mỗi lần trẻ hắt hơi.

Cách xử trí khi bé bị chảy máu cam

Chủ động phòng ngừa là điều tối quan trọng. Tuy nhiên, trường hợp trẻ bị chảy máu cam bạn cũng không nên rối hay lo lắng quá. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng biện pháp xử trí khi bé chảy máu cam ngay tại nhà. Cụ thể:

  • Cho trẻ ngồi xuống, giữ tư thế hơi nghiêng người về phía trước.
  • Giữ đầu luôn cao hơn tim có tác dụng giúp quá trình chảy máu được chậm lại.
  • Cho trẻ rướn người về phía trước. Động tác này nhằm mục đích giúp máu chảy ra khỏi mũi thay vì xuống phía sau cổ họng.
  • Bạn lấy ngón tay cái, ngón trỏ bóp phần mềm ở mũi của trẻ lại với nhau. Cố gắng giữ như thế đến khi thấy máu đã ngừng chảy. Lưu ý trẻ không nên cúi xuống hoặc xì mũi ít nhất vài giờ, sau đó trẻ mới nên sinh hoạt lại như bình thường. Điều này nhằm ngăn máu có thể chảy trở lại.
Giải đáp: Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì? 3Cha mẹ nên bình tĩnh giúp con giải quyết tình trạng chảy máu cam khó chịu này

Chế độ ăn uống phòng chảy máu cam

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng cho sức khỏe tổng thể, ngăn ngừa bệnh tật hoặc những tình trạng có thể gây phiền toái cho cơ thể, bao gồm cả chảy máu cam. Dưới đây là những lưu ý cần thiết về dinh dưỡng bạn có thể tham khảo áp dụng:

Bổ sung vitamin C

Việc cơ thể thiếu hụt vitamin C vừa khiến hệ miễn dịch kém khỏe mạnh mà đây còn là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng chảy máu cam. Do đó, mẹ cần lưu ý bổ sung vitamin C vào thực đơn hàng ngày của trẻ để vừa tăng cường hệ miễn dịch, vừa củng cố mạch máu cho trẻ.

Các loại thực phẩm chứa lượng vitamin C dồi dào bao gồm quýt, cam, ớt chuông, ổi, việt quất, dâu tây, bưởi,…

Giải đáp: Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì? 4Nên cho trẻ thường xuyên bổ sung thức ăn giàu vitamin

Bổ sung vitamin K

Bên cạnh vitamin C, bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì thì đó chính là vitamin K.

Vitamin K có khả năng ổn định quá trình đông máu. Trẻ thường xuyên chảy máu cam thường là bị rối loạn đông máu. Bên cạnh đó còn có nguy cơ cao mắc các bệnh gan mật, chứng ợ nóng, bệnh celiac,…

Do đó, bổ sung vitamin K cho trẻ là rất quan trọng. Vitamin K có trong thực phẩm nào? Mẹ hãy đưa cải xoăn, măng tây, súp lơ, húng quế, cải bó xôi, bắp cải,… vào danh sách thực phẩm lành mạnh cần cung cấp cho bé nhé.

Bổ sung sắt

Thiếu sắt, trẻ rất dễ bị chảy máu cam. Chưa kể trẻ còn phải đối mặt với tình trạng thiếu máu cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Việc bổ sung sắt khá đơn giản vì sắt có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm phổ biến, bao gồm:

  • Thịt đỏ: Thịt heo, thịt bò,..
  • Hải sản: Tôm, sò huyết, cua,…
  • Các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, mật mía.
Giải đáp: Bé hay chảy máu cam là thiếu chất gì? 5Bổ sung đầy đủ khoáng chất cho trẻ

Bổ sung kali

Mặc dù nhu cầu về kali của chúng ta không quá cao nhưng thiếu hụt chất này cũng không tốt cho sức khỏe. Kali có thể bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày. Khi vào cơ thể, chất vi lượng này sẽ tham gia vào quá trình điều chỉnh lưu thông khí huyết. Thiếu kali, trẻ sẽ gặp phải nguy cơ thiếu nước, giảm độ ẩm các mao mạch, từ đó dẫn đến vỡ mạch máu nhỏ trong mũi cao.

Những thực phẩm chứa kali dồi dào mà mẹ có thể cho trẻ ăn để bổ sung khi thiếu hụt bao gồm cá, nghêu, các loại rau xanh, sữa chua, chuối, bơ, cà chua, cà rốt,…

Bổ sung đủ nước

Như đã đề cập bên trên, tình trạng khô/nóng, thiếu độ ẩm sẽ khiến mũi bị khô rát, dễ chảy máu. Do đó, mẹ hãy cho trẻ uống nước thường xuyên, đảm bảo trẻ được bổ sung đủ lượng nước hàng ngày. Bé có thể bổ sung nước bằng cách uống nước lọc, nước ép hoa quả, nước canh, súp,…

Trên đây là những thông tin về tình trạng chảy máu cam rất thường xuyên xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ cũng như giải đáp thắc mắc bé hay bị chảy máu cam là thiếu chất gì. Mặc dù thường không gây hại nhưng chảy máu cam chắc chắn sẽ gây phiền toái cho trẻ. Chảy máu cam đến đột ngột, không báo trước. Do đó, tốt nhất là bạn trang bị cho mình cách xử trí; đồng thời nên chủ động phòng ngừa bằng cách bổ sung chế độ ăn phù hợp.

Xem thêm: Thường xuyên rụng tóc chảy máu cam là bệnh gì?