Trẻ sơ sinh bị đi ngoài khiến bố mẹ rất lo lắng phải không? Nhưng mẹ ơi, lúc này mẹ phải thật bình tĩnh để lựa chọn cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả nhất. Trong bài viết này, chuyên gia của Bio – Acimin đã tổng hợp từ A đến Z cách chữa mẹ cần biết, hãy tham khảo ngay nhé!
Bổ sung men vi sinh chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy chủ yếu do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus đường tiêu hóa, gây rối loạn hệ vi sinh vật và tổn thương niêm mạc ruột. Bổ sung men vi sinh lúc này giúp cung cấp vi khuẩn có lợi, cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột để ngăn chặn và ức chế sự phát triển của hại khuẩn, virus xâm nhập.
Ngoài ra, men vi sinh còn có tác dụng tăng cường miễn dịch cho đường ruột tiêu hóa tốt, hấp thu và chuyển hóa thức ăn, cho đề kháng của bé khỏe mạnh ngăn ngừa các tác nhân gây tiêu chảy tốt hơn.
Bên cạnh đó, nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do bất dung nạp đường Lactose có trong sữa, men vi sinh cũng có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa vấn đề này.
Men vi sinh hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh, giảm nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cho trẻ tiêu chảy
Cách lựa chọn men vi sinh: Để bổ sung men vi sinh chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh hiệu quả, bố mẹ cần lựa chọn men vi sinh phù hợp với con nhất. Bố mẹ tham khảo một số tiêu chí lựa chọn men vi sinh được WHO cấp phép như sau:
- Chú ý dạng bào chế: Bố mẹ nên ưu tiên men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn, vì chủng này có khả năng sống sót trong môi trường dạ dày tốt hơn.
- Chú ý nhà sản xuất: Men vi sinh sử dụng cho bé cần phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được phân lập từ người, tránh sử dụng hàng giả hàng nhái vừa không đảm bảo chất lượng, vừa tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho bé.
- Chú ý hạn sử dụng: Men vi sinh hết hạn thường bị bất hoạt (mất tác dụng), bị hỏng và nhiễm nấm mốc có thể gây ngộ độc nếu trẻ dùng phải.
- Ưu tiên lựa chọn loại phù hợp với đối tượng: Với trẻ sơ sinh mẹ nên dùng dạng cốm, dễ hòa tan vào nước hoặc sữa và có mùi thơm, chuẩn vị bé thích để giúp con hợp tác hơn.
- Chứa đa dạng các chủng lợi khuẩn: Kết hợp đa dạng các chủng lợi khuẩn sinh sống từ ruột non đến ruột già sẽ giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh nhanh hơn. Các chủng vi sinh được khuyên dùng là Lactobacillus, Bacillus subtilis, Bacillus clausii và Saccharomyces boulardii…
Hướng dẫn sử dụng men vi sinh chữa đi ngoài cho trẻ như sau:
- Cách pha: Nên pha men vi sinh với nước lọc để nguội, không pha với nước hoặc cháo, sữa nóng vì phần lớn lợi khuẩn không có khả năng sống sót ở nhiệt độ 40 độ C.
- Thời điểm dùng: Nên dùng men vi sinh sau khi cho trẻ bú, ăn khoảng 30 phút. Bố mẹ nên sử dụng men vi sinh sau khi pha, tránh để lâu vì lợi khuẩn có thể bị chết trong môi trường bên ngoài. Nếu bé dùng kháng sinh, chỉ nên dùng men vi khi uống thuốc khoảng 2 giờ, tránh kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn.
- Liều dùng: Trẻ sơ sinh bị đi ngoài thường mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Vì vậy, bố mẹ nên cho bé dùng liên tục 2 tháng, sau đó nghỉ khoảng 3 – 4 tuần rồi có thể tiếp tục sử dụng tiếp cho đến khi nào hệ tiêu hóa của nó khỏe mạnh, không còn bị tiêu chảy nữa. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, bố mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nên bổ sung men vi sinh cho trẻ ngay khi bé gặp tình trạng tiêu chảy
Bổ sung nước cho trẻ sơ sinh bị tiêu chảy
Trẻ đi ngoài nhiều lần/ ngày dễ gặp tình trạng mất nước, do đó bố mẹ cần chú trọng bổ sung cho con bằng cách:
- Cho trẻ bú thường xuyên, khoảng 30 phút – 1 tiếng/ lần.
- Bổ sung oresol cho trẻ uống khoảng 50ml/ lần, uống 2 – 3 lần/ ngày. Bố mẹ lưu ý nên pha oresol đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất, cho bé sử dụng trong vòng 24h sau khi pha để không làm biến đổi hoạt chất, gây hại cho bé.
- Với trẻ trên 6 tháng, mẹ có thể cho bé uống thêm nước hoa quả, cháo súp để bổ sung nước cho bé.
Khi trẻ gặp tiêu chảy mẹ nên cho bé bú thường xuyên kết hợp bổ sung nước
Chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian
Chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian thường được áp dụng ở khu vực nông thôn, những địa chỉ mà có sẵn dược liệu “cây nhà lá vườn” nhưng rất hữu ích.
Lá ổi
Theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tất Lợi”, đặc biệt là búp ổi non chứa 7 – 10% hoạt chất tanin như pyrogallic, acid, pstiditanic,…. Thành phần này có công dụng giảm nhu động ruột, hỗ trợ giảm tình trạng tiêu chảy tại nhà hiệu quả.
Xem thêm : Sau sinh 1 tháng, 3 tháng ăn dưa hấu được không? Ăn có sao không?
Cách sử dụng lá ổi chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh đơn giản thôi, mẹ xem ngay nhé!
- Mẹ chuẩn bị các nguyên liệu sau: 15 – 20 lá ổi non (búp ổi non)
- Cách tiến hành: Lá ổi mẹ đem rửa sạch, vò cho bớt lông trên lá rồi ngâm muối loãng 3 – 5 phút, thêm khoảng 500 ml nước, đun sôi 3 – 5 phút.
Tần suất: Mẹ cho bé uống từ 2 – 3 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 30 – 50 ml.
Gạo lứt rang
Cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng nước gạo lứt rang được nhiều mẹ ưu tiên thực hiện vì dễ thực hiện. Gạo lứt không chỉ có tác dụng đào thải độc tố trong đường ruột mà còn giúp cung cấp năng lượng, nước khi bé bị tiêu chảy.
Cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng nước gạo lứt rang như sau, mẹ bắt tay vào làm nào!
- Chuẩn bị nguyên liệu: Mẹ ngâm 1 nắm gạo lứt, rang cho thơm sau đó vo sạch.
- Cách thực hiện: Sau đó mẹ đung gạo lứt với 400ml nước, sôi khoảng 10 – 15 phút cho gạo chín mềm. Mẹ chắt lấy nước cho bé uống.
Tần suất: Mẹ cho bé uống 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần khoảng 50 ml. Bé dưới 3 tháng nên uống mỗi lần 20 ml.
Gừng tươi
Theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tất Lợi, gừng có vị cay, tính nóng, quy kinh tỳ, vị với tác dụng giảm nhu động đường tiêu hóa, giải độc để ngăn ngừa tiêu chảy.
Cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng gừng tươi như sau:
- Mẹ chuẩn bị nguyên liệu: 1 củ gừng tươi
- Cách thực hiện: Rửa sạch gừng, sau đó cắt thành miếng nhỏ, thêm vào 50 – 100ml đun sôi khoảng 5 phút.
Tần suất: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 50ml – 100ml
Cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ
Theo quan điểm Đông Y, lá mơ lông có tác dụng sát khuẩn, chống viêm đồng thời có tác dụng giải độc giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy. Chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ lông rất an toàn, không có tác dụng phụ gây hại.
Cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh bằng lá mơ:
- Nguyên liệu: 1 nắm lá mơ, khoảng 20 lá. Mẹ nên chọn lá già, không bị sâu hỏng.
- Cách thực hiện: Mẹ rửa sạch lá mơ với nước, sau đó ngâm với nước muối loãng khoảng 3 – 5 phút. Mẹ tiếp tục thái nhỏ lá mơ rồi đun với 200ml nước sôi 10 phút.
Tần suất: Uống 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 50ml – 100ml
Mẹo dân gian thường có hiệu quả chậm, chỉ phù hợp với trẻ mới bị tiêu chảy và mức độ nhẹ. Ngoài ra, khi áp dụng các phương pháp này, bố mẹ cần chú ý một số lưu ý sau:
- Thử xem bé có dị ứng hay không: Mẹ cho bé uống 1 ít xem có dấu hiệu dị ứng hay đã nhé. Nếu chẳng may con bị dị ứng, nôn mửa, tiêu chảy nặng hơn thì bố mẹ cần dừng áp dụng các phương pháp này ngay và đưa bé tới bệnh viện gần nhất. Tuy nhiên, trường hợp dị ứng với dược liệu dân gian là rất ít, bố mẹ vẫn có thể yên tâm áp dụng cho bé yêu nhà mình, chỉ cần bố mẹ cẩn thận một chút thôi ạ.
- Chú ý nguồn nguyên liệu: Với các loại lá chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh, mẹ cần hái hoặc mua ở chỗ có nguồn gốc, tránh có thuốc sâu hoặc chất bảo quản vì chúng có thể kiến tình trạng tiêu chảy của bé nặng hơn.
Chú ý các dấu hiệu bất thường của trẻ
Khi thấy trẻ gặp những dấu hiệu này bố mẹ không nên chủ quan
Trẻ sơ sinh là đối tượng nhạy cảm, có sức đề kháng kém, dễ gặp biến chứng hơn so với người lớn. Bởi vậy, bố mẹ cần chú ý quan sát xem bé có dấu hiệu bất thường gì không để xử trí kịp thời, tránh con gặp biến chứng nguy hiểm.
Xem thêm : Lotus Evija 2024: Giá xe khuyến mãi, Thông số kỹ thuật, Mua bán trả góp
Khi bé có các dấu hiệu sau đây, bố mẹ cần đưa con đến cơ sở y khoa gần nhất:
- Tiêu chảy quá 5 lần trên ngày: Bé bị tiêu chảy nhiều lần có thể gây tình trạng mất nước, cảnh báo nhiều bệnh lý cần phải được thăm khám kịp thời, xử trí đúng cách tránh gây sốc.
- Trẻ tiêu chảy kèm sốt cao trên 39 độ C: Trẻ có thể bị nhiễm khuẩn gây sốt.
- Trẻ tiêu chảy kèm lừ đừ, hôn mê: Tiêu chảy nặng có thể ảnh hưởng tới hệ thần kinh dẫn tới con bị hôn mê.
- Trẻ tiêu chảy ra máu: Đây là tình trạng cảnh báo viêm nhiễm, xuất huyết tiêu hóa cần được xử trí kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì để an toàn cho con?
Chế độ ăn của mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ
Trẻ sơ sinh chủ yếu hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ, bởi vậy mẹ ăn gì con sẽ được ăn nấy đó ạ. Trong giai đoạn bé đang bị đi ngoài, mẹ cần phải chú ý về khẩu phần ăn uống của mình như sau:
- Mẹ nên ăn chín uống sôi, tránh ăn đồ sống: Đồ ăn sống có thể chứa nhiều vi sinh vật, nấm mốc khiến chất lượng sữa của con không tốt.
- Hạn chế đồ ăn dễ gây dị ứng: Các loại thực phẩm như hải sản, đậu lạc có chứa nhiều protein, dễ gây dị ứng và làm bé bị tiêu chảy nặng hơn.
Hy vọng qua bài viết này, mẹ đã có thêm kinh nghiệm và tìm được cách chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh phù hợp nhất. Nếu còn băn khoăn mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline để được đội ngũ Bio – Acimin hướng dẫn hoàn toàn miễn phí.
Men vi sinh Bio – Acimin Gold – Tiêu hóa khỏe, bé ăn ngon hỗ trợ chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh.
Đây là sản phẩm tin cậy, được 98% mẹ Việt lựa chọn với công thức 3+1 bổ sung bào tử lợi khuẩn và nấm men cùng các vi chất dinh dưỡng, men vi sinh Bio – Acimin Gold giúp lập lại cân bằng hệ vi sinh.
Ngoài ra, men vi sinh Bio – Acimin Gold còn có tác dụng hạn chế nhiễm trùng tiêu hóa và giúp tăng cường miễn dịch đường ruột, hỗ trợ chữa đi ngoài cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả. Đặc biệt hơn, sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ ngay từ 0 tháng tuổi.
Nội dung nên xem thêm:
Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và cách xử lý
Cần lưu ý gì khi cho trẻ bị tiêu chảy sử dụng men vi sinh
Bé bị tiêu chảy nên ăn gì?
Phòng bệnh tiêu chảy cấp mùa hè ở trẻ nhỏ
Mẹ phải làm gì khi trẻ uống sữa bị tiêu chảy?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp