Mèo dại cắn có thể gây bệnh dại ở người với nhiều biến chứng nguy hiểm là tỷ lệ tử vong trên 90%. Hiện nay không có thuốc đặc trị cho bệnh dại. Vì vậy, cách duy nhất là theo dõi sát các triệu chứng phát bệnh và tiêm phòng dại càng sớm càng tốt. Vậy bị mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh? Khi nào cần tiêm phòng dại?
Bị mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh?
Bệnh dại là bệnh nhiễm virus cấp tính của hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh lây từ động vật có vú, trong đó có mèo sang người bởi nước bọt có chứa virus dại. Ở Việt Nam, hầu hết các trường hợp người bị bệnh dại từ mèo đều do bị mèo dại cắn. Bị mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh phụ thuộc nhiều yếu tố như:
Bạn đang xem: Bị mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh?
Tình trạng vết thương: Mèo dại cắn không gây trầy xước da, không chảy máu có nguy cơ lây bệnh dại thấp. Mèo dại cắn chảy máu tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh dại cao. Nguyên nhân là do ở vết thương hở, virus bệnh dại xâm nhập qua vết thương vào cơ thể người. Khi đó, thời gian phát bệnh sẽ phụ thuộc vào những yếu tố dưới đây.
Nồng độ virus gây bệnh dại: Nồng độ virus dại trong nước bọt của mèo thấp gây nguy cơ mắc bệnh thấp đồng thời thời gian ủ bệnh sẽ lâu hơn. Nồng độ virus dại trong nước bọt con mèo bị bệnh cao thì thời gian phát bệnh dại ở người sẽ nhanh chóng.
Cách xử lý vết thương sau khi bị mèo dại cắn: Bị mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh cũng phụ thuộc vào cách xử lý vết thương. Nếu sau khi mèo cắn bạn ngay lập tức xử lý vết thương đúng cách sẽ giúp tiêu diệt và loại bỏ bớt virus gây bệnh dại. Nhờ đó có thể làm giảm nguy cơ và làm chậm khả năng phát bệnh nếu không may mắc phải.
Tiêm phòng dại sớm hay muộn: Tiêm phòng dại hiện là giải pháp duy nhất để phòng bệnh khi bị cắn bởi mèo dại. Càng tiêm sớm nguy cơ lây bệnh dại càng thấp và triệu chứng của bệnh dại càng khó xuất hiện.
Vị trí vết cắn gần hay xa hệ thần kinh trung ương: Vị trí nguy hiểm nhất thường là bắp chân, cơ quan sinh dục, hậu môn, vai, cổ, mặt… gần dây thần kinh. Khi đó virus dại có thể dễ dàng tấn công hệ thần kinh trung ương và gây bệnh dại.
Xem thêm : “Sinh viên năm 3” trong tiếng Anh: Định nghĩa, ví dụ
Thông thường, bệnh dại ở người sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2 – 8 tuần. Những trường hợp cá biệt chưa đến 10 ngày bệnh nhân đã phát bệnh hoặc có khi kéo dài đến 1 – 2 năm sau mới phát bệnh.
Cách phòng tránh mèo dại cắn?
Cách tốt nhất để không phải lo lắng bị mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh là chủ động phòng bệnh dại cho mèo và phòng ngừa bị mèo dại cắn. Những giải pháp nên được áp dụng là:
Tiêm phòng cho mèo
Theo các bác sĩ thú y, những chú mèo nhỏ từ 3 tháng tuổi là đã có thể tiêm phòng dại. Nếu tiêm quá sớm cũng sẽ làm miễn dịch bẩm sinh của mèo bị phá hủy. Thông thường, vật nuôi cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin phòng dại liều cơ bản sau đó tiêm nhắc lại hàng năm.
Biết cách nhận biết mèo dại
Đối với con người, chúng ta nên phòng ngừa bị mèo dại cắn bằng cách không tự ý vuốt ve, cưng nựng mèo lạ. Biết cách nhận biết triệu chứng bệnh dại ở mèo cũng vô cùng quan trọng. Trước khi con mèo bị bệnh dại thể hiện triệu chứng là thời kỳ lây truyền thường kéo dài 3 ngày – 10 ngày. Sau đó, tùy thuộc vào việc con mèo bị bệnh dại thể cuồng hay thể đơ mà triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng mèo bị bệnh dại thể cuồng gồm:
- Con mèo bị chảy nhiều nước dãi và sùi bọt mép.
- Mèo gặp chứng sợ nước, không muốn đến gần hoặc nghe tiếng nước.
- Cảm nhận được mèo đang bồn chồn, lo lắng.
- Mèo chán ăn, bỏ ăn.
- Dễ bị kích động, hay nhe răng như sắp cắn một các hung dữ. Con mèo bị dại sẽ tự cào cắn chính mình và có xu hướng cào, cắn, tấn công con vật hoặc người khác.
Triệu chứng mèo bị bệnh dại thể đơ gồm:
- Mèo lờ đờ, ủ rũ.
- Liệt cơ hàm, liệt chân hay một phần cơ thể.
- Hàm trễ, lưỡi thè ra, khó nhai nuốt nên bỏ ăn.
- Nước dãi chảy nhiều quanh miệng.
Phòng ngừa lây bệnh dại sau khi bị mèo dại cắn
Sau khi bị mèo dại cắn, nếu biết cách sơ cứu khi chó mèo cắn chính xác sẽ hạn chế nguy cơ lây bệnh dại. Theo tư vấn của bác sĩ, bạn nên làm những việc dưới đây để tự bảo vệ mình:
- Nhốt mèo vào lồng để theo dõi trong 1 tháng.
- Rửa vết mèo cắn dưới vòi nước chảy bằng xà phòng diệt khuẩn.
- Dùng cồn i-ốt, thuốc tím để sát trùng vết thương.
- Giữ vết thương khô thoáng, sạch sẽ.
- Đến các cơ sở y tế để được tư vấn chính xác theo tình trạng vết cắn.
Theo dõi và phát hiện triệu chứng
Xem thêm : Vận dụng quy luật giá trị ở Việt Nam hiện nay
Bị mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh? Thời gian phát bệnh ở mỗi người một khác. Vì vậy, việc theo dõi triệu chứng rất quan trọng. Người bị lây bệnh dại ở mèo thường có những triệu chứng như:
- Cảm giác châm chích, nóng rát hoặc ngứa ở vị trí bị cắn.
- Người bị mèo cắn đau đầu và sốt cao.
- Tình trạng viêm não và tủy sống xuất hiện khi virus gây bệnh dại tấn công hệ thần kinh trung ương. Người bệnh bắt đầu bị ảo giác, lợ nước, bồn chồn không yên, lú lẫn, bị co giật, khó nuốt, khó thở, sùi bọt mép, hung hăng, tê liệt cuối cùng là ngừng thở và tử vong.
- Ở người bị lây nhiễm bệnh dại thể đơ từ mèo sẽ bị liệt dần các cơ bắp từ vị trí vết cắn lan dần ra cơ thể. Sau đó họ rơi vào hôn mê và tử vong. Bệnh dại thể đơ dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác.
Tiêm vắc xin dại và huyết thanh kháng dại
Khi bị mèo cắn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn ngay lập tức. Tiêm vắc xin dại là cách duy nhất cứu người khi bị mèo dại cắn. Khi nào cần tiêm phòng dại phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Huyết thanh kháng dại được sử dụng cùng với vắc-xin phòng dại để điều trị dự phòng bệnh dại trong các trường hợp:
- Những người bị chó dại hoặc động vật dại cắn, cào rách các vùng da trên cơ thể.
- Niêm mạc (mắt, miệng, bộ phận sinh dục…) của người bị dính nước dãi súc vật nghi bị dại hoặc súc vật liếm trên vùng da bị trầy xước, chảy máu của con người.
Tuy nhiên, huyết thanh kháng dại chống chỉ định với một số đối tượng như: Người có hệ thống miễn dịch suy giảm, những người quá mẫn với huyết thanh có nguồn gốc từ ngựa hay bất cứ thành phần nào của huyết thanh.
Tùy tình trạng, các bác sĩ sẽ chỉ định chỉ tiêm vắc xin dại hoặc tiêm thêm cả huyết thanh kháng dại.
Qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị mèo dại cắn bao lâu thì phát bệnh. Hãy đến thăm khám ngay sau khi bị mèo cắn để bác sĩ giải đáp mọi băn khoăn và tư vấn cách điều trị phù hợp bạn nhé!
Thanh Hương
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp