1. Vị trí địa lý của châu Đại Dương:
Châu Đại Dương, còn được gọi là Châu Úc, là khu vực địa lý của 4 quốc gia: Melanesia, Micronesia, Polynesia và Australasia. Lục địa nằm ở East Sell và Tây bán cầu, với diện tích 8,525.989 km2 và dân số 40 triệu người. Châu Đại Dương là lục địa nhỏ nhất cho khu vực đất đai.
- Hướng dẫn khách hàng cách kiểm tra gói cước data 4G Viettel đang sử dụng nhanh nhất
- Trượt tốt nghiệp có phải học lại lớp 12 không? Học sinh nên làm gì?
- Cách vệ sinh tủ lạnh bằng giấm đơn giản, hiệu quả thực hiện ngay
- [Mẹo hay mỗi ngày] 7 cách hết đau họng ngay lập tức
- Vi phạm kỷ luật là gì? Cho ví dụ về vi phạm kỷ luật
Các hòn đảo được đặt tại các điểm cực đoan của quần đảo Ogasawara, Hawaii, đảo Clipperon, Quần đảo Juan Fernandez, Quần đảo Campbell, Quần đảo Cocos. Châu Đại Dương rất đa dạng về cấp độ kinh tế, từ sự phát triển cao ở Úc và New Zealand, đến các nền kinh tế kém phát triển như Kiribati và Tuvalu. Trong đó Úc là quốc gia có dân số lớn nhất ở Châu Đại Dương và Sydney của đất nước là thành phố lớn nhất ở lục địa.
Bạn đang xem: Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương – Địa lý lớp 7
Châu Đại Dương có nhiều bậc địa hình đa dạng, phức tạp và phân hóa khá đa dạng. Các đảo nhỏ chủ yếu là núi lửa và đảo san hô.
2. Lịch sử dân cư Châu Đại Dương:
Những người đầu tiên đến Úc, New Guinea và các hòn đảo lớn gần phía đông 50.000 – 30.000 năm trước. Từ thế kỷ XVI, người châu Âu đã bắt đầu khám phá Châu Đại Dương, đến thế kỷ thứ mười tám James Cook là người châu Âu đầu tiên đặt chân lên bờ biển Úc. Trong Thế chiến II, nơi này thường diễn ra trong các trận chiến lớn, chủ yếu giữa Hoa Kỳ và các đồng minh Úc và Nhật Bản.
Sau khi người châu Âu khám phá khu vực này, họ đã định cư ở đây trong các thế kỷ sau, dẫn đến một sự thay đổi trong chính trị và xã hội của Châu Đại Dương, Văn hóa và Bản sắc trên lục địa này. Cũng rất đa dạng, đặc biệt là nghệ thuật tranh đá của người dân Úc – truyền thống nghệ thuật được thực hiện liên tục, dài nhất trên thế giới. Các quốc gia ở Châu Đại Dương là tất cả các thể chế chính trị của Đảng Dân chủ và Đại diện Quốc hội, đặc biệt là du lịch là nguồn thu nhập lớn cho các quốc gia trên lục địa này.
3. Đặc điểm dân cư của Châu Đại Dương:
Mật độ dân cư của Châu Đại Dương thấp nhất thế giới, tập trung chủ yếu ở phí đông, đông nam lục địa Ô-xtrây -li-a, bắc Niu Di-len, Pa-pua Niu Ghi-nê. Dân số ở Châu đại dương tương đối ít do đặc điểm vị trí địa lý của châu lục này nằm ở đới nóng, địa hình chủ yếu là hoang mạc, chính điều kiện thời tiết khắc nghiệt đó làm cho dân cư ở đây rất ít. Dân số ít nhưng diện tích của Châu đại dương cũng khá lớn, dẫn đến mật độ dân số ở đây cũng rất thấp chỉ có 3,6 người/km2.
Phân bố dân cư không đồng đều:
– Phần lớn dân cư sống tập trung ở dải đất hẹp phía đông nam Ô-Xtray-li-a ở Bắc Niu Di – len và ở Pa – pua Niu Ghi-ne. Đây là nơi có điều kiện kinh tế phát triển, tập trung nhiều cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất hiện đại. Đồng thời ở đây điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho người dân sinh sống.
– Nhiều đảo chỉ có vài người hoặc không có người ở. Những đảo này thường là nơi có điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt, người dân khó có thể sinh sống ở đây. Lại thêm, điều kiện kinh tế ở những đảo này cũng rất khó khăn nên người dân có tâm lý di dân ra những nơi có điều kiện thuận lợi để sinh sống và phát triển kinh tế.
Tỷ lệ dân thành thị cao: Tuy dân số ít và mật độ dân số thấp, nhưng mức sống và điểu kiện sống của dân cư châu đại dương rất cao. Sự phát triển kinh tế của họ là một minh chứng rõ ràng. Sự phát triển này là nguyên nhân dẫn đến sự điều kiện sống của người dân ngày một được nâng cao, nền kinh tế ngày càng phát triển và tỷ lệ dân thành thị rất cao.
Dân cư gồm hai thành phần chính: người bản địa và người nhập cư
– Người bản địa: chiếm khoảng 20% dân số, bao gồm người Ô-xtra-lo-it sống ở Ô- xtray-li-a và các đảo xung quanh, người Me-la-ne-dieng và người Po-li-ne-dieng sống trên các đảo Đông Thái Bình Dương.
– Người nhập cư chiếm khoảng 80% dân số, phần lớn đều là con cháu người châu Âu đến xâm chiếm vfa khai phá thuộc địa từ thế kỉ XVIII. Các nước có tỉ lệ người gốc Âu lớn nhất là Australia và Niu-di-len. Gần đây còn có thêm người nhập cư gốc Á.
Xem thêm : Navigation
Điều tạo nên sự đa dạng này là bởi châu đại dương là nơi đến lý tưởng cho những người di dân từ châu Âu và Châu Á đổ về. Điều này cũng góp phần tạo nên sự đa dạng hóa văn hóa của châu lục này, khi có sự kết hợp của những nét đẹp truyền thống văn hóa của người dân bản địa cùng với đó là việc du nhập những nền văn hóa do người dân di cư mang đến. Điều này cho thấy dân cư châu đại dương có sự đa dang về ngôn ngữ và văn hóa.
Mức sống chênh lệch lớn giữa các nước trong châu lục, cao nhất là Australia, thứ hai là New Zealand: Điều này có thể dễ dàng lý giải. Bởi những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, cư dân sẽ tập trung đông đúc, tập trung phát triển nền kinh tế, những nơi này lâu dần sẽ trở thành những trung tâm văn hóa lớn, nơi có nền kinh tế phát triển hiện đại. Ngược lại, những nơi có điều kiện tự nhiên khó khăn, dân cư tập trung thưa thớt, do đó điều kiện kinh tế ở đây cũng không có điều kiện để phát triển nhiều.
4. Điều kiện kinh tế của châu Úc:
Với đặc điểm được thiên nhiên ưu ái, Châu Đại Dương có được nguồn khoáng sản khá lớn từ tự nhiên. Khoáng sản của châu đại dương có trữ lượng và quy mô khá lớn, các mỏ khoáng sản này tập trung chủ yếu trên các đảo thuộc Thái Bình Dương. Ở các đảo san hô có rất nhiều phốt phát là điều kiện để phát triển các ngành công nghiệp có liên quan. Những bãi biển đẹp là cơ hội vàng để nơi đây phát triển ngành du lịch, thu về lượng lớn du khách mỗi năm. Không những thế đại dương bao bọc nhiều hải sản, là cơ hội thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt. Đất ở Châu đại dương là đất núi lửa, nên khá màu mỡ, là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Tuy nhiên do đặc điểm địa hình phân hóa đa dạng, nên các vùng cũng có sự chênh lệch nhất định về trình độ phát triển kinh tế. Các ngành kinh tế chủ yếu được tập trung khai thác ở đây bao gồm: Khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu (bởi nơi đây được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều khoáng sản cũng như hải sản), du lịch của được các nước ở Châu Đại dương chú trọng phát triển (bởi các nước ở đây có cảnh quan thiên nhiên đa dạng và phong phú, đặc biệt là du lịch biển).
5. Một số câu hỏi, bài tập vận dụng về châu Úc:
Câu 1: Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm và điều hòa. Quanh năm có mưa nhiều giúp cho rừng xích đạo xanh quanh năm hoặc rừng mưa nhiệt đới phát triển xanh tốt. Các rừng dừa ven biển cũng phát triển xanh tốt và tạo nên những cảnh quan tuyệt đẹp. Tất cả những điều đó đã khiến cho các đảo và quần đảo châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương
Câu 2: giải thích vì sao phần lớn diện tích của ôxtraylia phần lớn là hoang mạc?
Phần lớn lục địa Ôxtray-li-a là hoang mạc vì:
– Chí tuyến Nam đi qua lục địa nên phần lớn lãnh thổ nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, không khí ổn định khó gây mưa.
– Phía Đông có dãy trường sơn chạy sát biển từ Bắc xuống Nam chắn gió ẩm từ các vùng biển phía Đông thổi vào lục địa gây mưa nhiều ở sườn núi phía biển, sườn núi khuất gió và các vùng phía Tây bị khô hạn.
Câu 3: Nêu đặc điểm dân cư của Châu Đại dương?
Đặc điểm dân cư của Châu Đại Dương:
– Đây là khu vực có mật độ thấp nhất trên thế giới với 3,6 người/km2 năm 2001.
Xem thêm : 5 bước sử dụng kem chống nắng đúng cách
– Dân số rất ít chỉ 31 triệu người, phân bố không đồng đều. Dân sông đúc ở khi vực Đông và Đông Nam Ôxtrâylia, Niudilen và thưa dân ở các đảo.
– Tỉ lệ dân thành thị cao (năm 2001 chiếm 69% dân số trong các đô thị).
– Dân cư gồm hai thành phần chính:
– Đa số là người nhập cư (khoảng 80% dân số).Người bản địa khoảng 20% dân số
Câu 4: Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương
Kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len
– Ô-trây-li-a và Niu Di-len là những nước có nền kinh tế phát triển.
– thu nhập bình quân đầu người cao (Ô-trây-li-a là 20.337,5 USD/người và Niu Di-len là 13.026,7 USD/người năm 2000).
– Hai nước này xuất khẩu: lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử chế biến thực phẩm rất phát triển.
Kinh tế của các quốc đảo:
– Các quốc đảo đều là những nước đang phát triển kinh tế
– Chủ yếu khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu: khoáng sản (phốt phát ,dầu mỏ); nông sản : (cùi dừa khô, cacao ,cà phê, ….) hay hải sản: ( cá ngừ, cá mập, ngọc trai,…) , gỗ.
– Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất ở các quốc đảo.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp