Việt Nam chúng ta được chia thành 3 miền Bắc – Trung – Nam, nên giữa các vùng miền chắc chắn sẽ có sự khác nhau về ngôn từ. Điển hình là có rất nhiều bạn thắc mắc trốc tru, khu mấn tiếng miền Trung, Nghệ An, Hà Tĩnh có ý nghĩa gì?
Mỗi miền sẽ có những phong tục, bản sắc đặc trưng riêng, điều này góp phần giúp nền văn hoá của chúng ta trở nên phong phú hơn rất nhiều. Nếu bạn chưa hiểu rõ trốc tru là gì thì hãy cùng M5s News theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang xem: Trốc tru là gì? Khu mấn là gì? Giải mã tiếng miền Trung
1. Trốc tru là gì?
“Trốc tru” là một loại ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt là tỉnh Nghệ An. Theo nghĩa chính xác của từ này thì “trốc” là chỉ cái đầu, còn “tru” là nhắc đến con trâu. Khi ghép nghĩa của 2 từ này lại thì sẽ có nghĩa là đầu trâu.
Như vậy, nếu không phải là người miền Trung, khi được nghe tới từ này chắc chắn mọi người sẽ đặt ra một câu hỏi trốc tru có nghĩa là gì phải không nào?
Vậy cụm từ này phải chăng để nói về những con trâu hay còn ý nghĩa gì khác hay không? Đây được xem là một loại từ lóng vì vậy chúng không chỉ đơn giản nói về cái đầu của con trâu.
Có thể khi nghe được ý nghĩa của cụm từ này thì nhiều người cũng đã hiểu được ý nghĩa sâu xa của chúng. Tuy nhiên để hiểu rõ ràng hơn về trốc tru là gì thì hãy theo dõi ngay bên dưới đây nhé.
2. Trốc tru tiếng miền trung có nghĩa là gì?
Theo nghĩa đen “trốc” là cái đầu, “tru” là con trâu, nghĩa đầy đủ khi ghép lại là đầu trâu. Tuy nhiên theo nghĩa bóng thì cụm từ trốc tru được người miền Trung sử dụng phổ biến để ám chỉ những người cứng đầu, lì lợm, nói mãi không chịu nghe.
Những người này thường không tiếp thu những ý kiến từ người khác, hay nói cách khác đây là những người bảo thủ, ương ngạnh, khó bảo ban.
Xem thêm : 299+ Gợi ý đặt tên con trai họ Phạm năm 2024 hay “tiền đồ rộng mở”
Thay vì lắng nghe ý kiến của người khác thì họ sẽ chỉ làm theo ý muốn của mình. Họ rất khó để thay đổi bản thân, tiếp thu những điều mới mẻ mà luôn làm theo những cái mà trước đó họ đã làm và cảm thấy không gây ra bất lợi gì cho họ hay người khác.
Cũng giống như những con trâu, bản tính của chúng vốn dĩ khá cứng đầu, dù có gào thét lên nhưng chúng vẫn không làm theo ý bạn. Nhưng tất nhiên chúng ta vẫn có thể thay đổi chúng và bắt chúng phải làm theo ý mình muốn bằng cách “thuần hoá” chúng, sử dụng những ưu điểm của chúng để mang lại những lợi ích cho chúng ta.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc, con trâu dù rất lì lợm hay thậm chí là không hiểu được mình muốn nói cái gì, nhưng chúng vẫn có thể làm theo ý của mình nếu biết thuần hoá. Con người chúng ta cũng như vậy, dù có nghịch ngợm, lì như trâu thì nếu biết cách bảo ban, dạy dỗ, khuyên răn thì vẫn sẽ thay đổi được tính khó bảo của đối phương.
Thay vì sử dụng những từ ngữ nặng nề như ngu như trâu, lì như trâu,… thì người dân nơi đây đã mượn hình ảnh con trâu để nói về những người cứng đầu. Khi sử dụng cụm từ này người nói và người nghe sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, dễ nghe hơn rất nhiều.
Như vậy từ trốc tru khi nói ra sẽ không còn mang những ý nghĩa chửi mắng, chỉ trích một cách nặng nề và gay gắt. Vì vậy mà phần lớn người nói thường sử dụng chúng để trêu đùa với nhau chứ không sử dụng để mỉa mai, chê trách người khác. Giờ thì bạn đã hiểu trốc tru là gì rồi phải không nào?
3. Khu mấn có nghĩa là gì?
Tương tự giống như trốc tru, khu mấn cũng là một trong những từ được sử dụng nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung. Vậy khu mấn là gì?
Theo tiếng Nghệ An, từ “khu” có nghĩa là mông và từ “mấn” có nghĩa là váy. Ở trong trường hợp này, khi ghép chúng lại với nhau thì khu mấn là nói về phần váy ở phía mông của các chị em bị bẩn.
Ngày trước hay thậm chí đến tận ngày hôm nay, khi chị em chúng ta ngồi “buôn dưa lê – bán dưa chuột” sẽ ngồi bịch xuống đất. Đặc biệt là những chị em làm nương rẫy, ruộng vườn thì sẽ không tìm những chiếc ghế hay tấm lót phía dưới. Chính vì vậy mà những chiếc váy ở phần mông sẽ bị dính bẩn, bùn đất nhiều hơn so với những chỗ còn lại.
Xem thêm : Top 5 loài rắn độc nhất hành tinh
Bên cạnh đó, việc sử dụng từ khu mấn trong giao tiếp cũng thể hiện thái độ của bản thân đối với một người hay một việc nào đó mà mình không thích. Hoặc nó còn một ý nghĩa khác nữa là sự nghèo khó hay không có một thứ gì đó.
Tóm lại, cụm từ khu mấn được sử dụng để nói về trang phục ở phần mông của chị em phụ nữ. Và ám chỉ việc tỏ thái độ với một ai đó, việc gì đó mà họ không thích.
>>Xem thêm: Xu cà na là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa từ này trên Facebook
4. Một số từ ngữ địa phương miền trung phổ biến
Sau khi đã giải thích thì bạn đã hiểu trốc tru là gì chưa? Ngôn ngữ địa phương tại miền trung không dừng lại ở cụm từ này.
Tiếp theo đây là những từ ngữ được sử dụng phổ biến tại các tỉnh miền Trung đặc biệt là Nghệ An. Để hiểu hơn về ngôn ngữ đặc trưng tại đây thì hãy xem bảng dưới đây nhé.
Từ ngữ địa phương Ý nghĩa Từ ngữ địa phương Ý nghĩa Răng Sao Roọng Ruộng Rứa Thế Cấy Cái Mô Đâu Tau Tao Tê Kia Cắm Cắn Tề Kìa Cảy Sưng Hè Nhỉ Túi Tối Chộ Thấy Lặt Nhặt O Cô Quăng Ném, vất đi Nớ Đó Vứt Đem bỏ đi Chi Gì Khun Khôn Ả Chị Trửa Giữa Cẳng Chân Su Sâu Đọi Chén/bát Mắc Bận Con trùn Con giun Lả Lửa Con ròi Con ruồi Soong Nồi Đau rọt Đau lòng Mần răng Làm sao Trốc cúi Đầu gối Mệ Bà Dới Dưới Nạm Nắm Gấy Gái Khu Mông, đít Cươi Sân Như ri Như vậy Ngẩn Ngốc Mần đại Làm vội, làm bừa Trấp vả Đủi Bứt Bẻ, ngắt Cái nớ Cái đó Đập chắc Đánh nhau Nác Nước Đắc Dắt đi Choa Chúng tao Cại Cãi Mi Mày Ló Lúa Rầy Xấu hổ Chin tay Chân tay Con du Con dâu Doọc, Nhoọc Mệt Chạc Dây Mần cấy đạ Làm cái đã Con me Con bê Cơn Cây Mần Làm Ngá Ngứa Nhởi Chơi Con troi Con giòi Ngái Xa Đọt Ngọn Nỏ Không Sèm Thèm Bọ Bố Rú Rừng Nhít Nhất Két đui Rất ghét Bựa ni Hôm nay Mọi Muỗi Có lẹ Có lẽ Náng Nướng
Ví dụ như:
- Chả chộ mô cạ = Không thấy ở đâu hết.
- Nhà mi cách đây có ngái không? = Nhà mày cách đây có xa không?
- Cái mủ tê tề! = Cái mũ kia kìa!
- Đi rửa đọi đi = Đi rửa bát đi.
- Gọi bọ mi xuống ăn cơm = Gọi bố mày xuống ăn cơm.
- Răng mà mỏi cái trốc cúi ri không biết = Sao mà mỏi cái đầu gối thế không biết.
Tổng kết:
Thông qua những thông tin vừa rồi không chỉ giúp bạn hiểu được trốc tru là gì mà còn những cụm từ khác tương tự tại các tỉnh miền Trung. Có thể thấy ngôn ngữ của Việt Nam chúng ta rất đa dạng và phong phú. Bạn còn thấy từ nào của miền Trung được sử dụng nhiều mà M5s News vẫn chưa nhắc tới thì hãy comment xuống dưới cho tất cả mọi người biết về ý nghĩa của chúng nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp