1. Trộm vào nhà có được đánh không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị bạo lực, truy bức, tra tấn, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Hiến pháp 2013 mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
Bạn đang xem: Chủ nhà lỡ đánh chết trộm vào nhà có phải đi tù không?
Do đó, nơi ở hợp pháp, tính mạng và sức khỏe của con người là điều mà pháp luật bảo vệ, mọi hành vi xâm phạm đến các quan hệ nêu trên đều bị nghiêm cấm, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt được pháp luật cho phép.
Khi trộm vào nhà đó là việc tự ý vào nhà người khác là phạm pháp, vào để trộm cắp tài sản thì vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, không có nghĩa là bắt được trộm thì chủ nhà được quyền đánh đập bởi kẻ trộm được pháp luật bảo vệ về sức khỏe và tính mạng, do đó khi trộm vào nhà thì không nên đánh.
Tuy nhiên, trong trường hợp kẻ trộm có hung khí hành hung hoặc kháng cự để tẩu thoát hay có những hành vi nguy hiểm đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ. Khi đó trong trường hợp này, pháp luật cho phép sử dụng biện pháp phòng vệ để ngăn chặn hành vi nguy hiểm (kể cả việc đánh kẻ trộm).
Căn cứ theo Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) quy định về phòng vệ chính đáng như sau:
– Phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.
– Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.
– Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được hiểu là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại và người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Như vậy, có thể hiểu phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi vi phạm pháp luật và thỏa mãn các yêu cầu sau:
Một là, Hành vi chống trả diễn ra sau hành vi vi phạm pháp luật;
Hai là, Sự chống trả tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm;
Xem thêm : [Tư vấn] Da ngăm đen nên nhuộm tóc màu gì 2024 mới nhất
Do vậy, nếu chủ nhà thỏa mãn được các yêu cầu trên thì hành vi chống trả sẽ được là phòng vệ chính đáng. Còn vượt quá phòng vệ chính đáng theo quy định của pháp luật được hiểu đây là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết và không phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.
Như vậy, biện pháp phòng vệ phải là cần thiết với hành vi xâm hại và không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại. Khi áp dụng biện pháp phòng vệ, ranh giới giữa phòng vệ chính đáng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự và vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.
2. Đánh chết trộm vào nhà có phải đi tù không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017, năm 2021) quy định gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội như sau: Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm. Trường hợp gây thiệt hại do sử dụng vũ lực rõ ràng vượt quá mức cần thiết, thì người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm hình sự.
Căn cứ theo Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ ràng tại Điều 20 mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sẽ được pháp luật bảo hộ về danh dự, sức khỏe và nhân phẩm; không bị bạo lực, truy bức, tra tấn, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe,… Do vậy, cần lưu ý rằng việc đánh chết kẻ trộm chính là tước đoạt tính mạng của người khác do đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể, người này có thể phạm tội sau:
– Điều 125 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh:
Người nào giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.
– Điều 126 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017, năm 2021) Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội:
Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
– Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội (Điều 136, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, năm 2021):
Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Xem thêm : Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.
+ Đối với 02 người trở lên, tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;
Phạm tội gây thương tích, dẫn đến chết người hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.
Do đó, hành vi ăn trộm hành vi vi phạm pháp luật và sẽ chịu sự trừng phạt của pháp luật, tuy nhiên cần lưu ý rằng vì một phút tức giận mà giết người, giải pháp cho tình huống này chủ nhà nên bắt giữ và báo ngay cho các cơ quan có chức năng để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Khi trộm vào nhà, cần lưu ý gì để không bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Khi trộm vào nhà thì chủ nhà nên chú ý theo dõi hành động của tên trộm không vội vàng manh động hô hoán hay là đánh đập vì có thể gây ảnh hưởng đến động cơ, tâm lý tên trộm vì nhiều tên trộm khi thấy chủ nhà hô hoán thì nảy sinh ý định giết người để che giấu hành vi phạm tội của mình. Khi quyết định áp dụng biện pháp phòng vệ cần phải cân nhắc kỹ tình huống cũng như điều kiện, hoàn cảnh thực tế để có biện pháp phù hợp.
Để an toàn, chủ nhà có thể theo dõi hoạt động của tên trộm, đặc điểm nhận dạng, khi tên trộm đã ra về thì đi trình báo ngay đến cơ quan công an gần nhất, xác định những tài sản bị trộm đi, trích xuất camera để làm chứng cứ.
Trộm có thể đột nhập vào nhà bằng nhiều cách: cửa sổ, cửa chính, phá khóa,… khi chủ nhà đi vắng, ngủ say. Để đề phòng trộm cần trang bị khóa, của sổ chắc chắn, ra ngoài phải khóa từ bên trong, trang bị thêm camera, chuông báo động tại các vị trí quan trọng, tìm nhìn bao quát. Trường hợp có việc đi xa, có thể quan sát camera qua điện thoại từ đó phát hiện sự cố và có cách giải quyết phù hợp.
Cần lưu số điện thoại của công an khu vực, công an xã/phường, quận/huyện hoặc số khẩn cấp của công an quận nơi mình cư trú và phải phổ biến cho các thành viên trong gia đình biết. Xây dựng mối quan hệ tốt với hàng xóm để khi có chuyện, có thể hỗ trợ và khi đi vắng.
Cơ sở pháp lý:
– Hiến pháp năm 2013;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp