Phản ứng phân hủy là gì? Ví dụ phản ứng phân hủy

Phản ứng phân hủy là gì?

Phản ứng phân hủy là một phản ứng hóa học mà trong đó một chất tham gia có thể tạo thành hai hay nhiều chất mới.

Chất tham gia không bao gồm chất xúc tác mà chỉ đơn thuần là chất có tham gia vào quá trình biến đổi chất thôi. Còn khi quan sát bên phía sản phẩm, chúng ta phải thấy có từ 2 chất tạo thành trở lên. Khi phản ứng hóa học đảm bảo đủ hai điều kiện trên thì phản ứng đó là phản ứng phân hủy

Đặc điểm của phản ứng phân hủy

Phương trình phản ứng từ một chất sinh ra hai hoặc nhiều chất mới

Các chất sản phẩm sinh ra có tính bền xác định

Cần có những điều kiện tối ưu mới xảy ra phản ứng, đặc biệt lưu ý về điều kiện nhiệt độ

Thường phản ứng sẽ tạo ra một lượng nhiệt lớn

Số oxi hóa của nguyên tố có thể thay đổi hoặc giữ nguyên. Trong trường hợp thay đổi, phản ứng cũng được gọi là phản ứng oxi hóa khử nội phân tử.

Ví dụ về phản ứng phân hủy

Để giúp các em hình dung rõ hơn về phản ứng phân hủy, Doctailieu tổng hợp những ví dụ dưới đây để các em tham khảo:

1. Phản ứng phân hủy Cu(OH)2

– Điều kiện: Nhiệt độ 40-80℃

– Cách thực hiện: ĐỐt nóng một ít bazo không tan Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn

– Hiện tượng: Phản ứng phân hủy Cu(OH)2 màu xanh lơ sinh ra chất rắn CuO màu đen và nước

Phương trình hóa học:

Cu(OH)2 (rắn, màu xanh lam) → CuO (rắn, màu đen) + H2O (khí, không màu)

2. Phản ứng phân hủy muối amoni cacbonat

– Điều kiện: Nhiệt độ > 70℃

Cách thực hiện: nhiệt phân muối amoni cacbonat ở nhiệt độ cao.

– Hiện tượng: Sủi bọt khí, xuất hiện mùi khai (NH3), làm xanh quỳ tím ẩm

Phương trình hóa học:

(NH4)2CO3 (rắn) → H2O (lỏng, không màu) + 2NH3 (khí, không màu, mùi khai) + CO2 (khí, không màu)

3. Một số phản ứng ohana hủy khác

KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

KClO3 → KCl + O2

CaCO3 → CaO + CO2

(NH4)2CO3 → H2O + 2NH3 + CO2

(NH4)2HPO4 → NH3 + NH4H2PO4

Thí nghiệm về phản ứng phân hủy

“>

Kiến thức bổ sung

1. Phản ứng hóa học là gì?

Theo định nghĩa ở trên thì phản ứng phân hủy trước tiên là một phản ứng hóa học. Vậy phản ứng hóa học là gì?

Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi là phản ứng hóa học. Chất ban đầu, bị biến đổi trong phản ứng được gọi là chất phản ứng (hoặc chất tham gia). Chất mới sinh ra trong quá trình phản ứng được gọi là sản phẩm

2. Phản ứng phân hủy khác phản ứng hóa hợp như thế nào?

Giống nhau: Đều là phản ứng hóa học

Khác nhau:

+ Phản ứng hóa hợp: Là một phản ứng hóa học, trong đó hai hay nhiều chất ban đầu chỉ tạo thành một chất mới (sản phẩm).

+ Phản ứng phân hủy: Là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Bài tập về phản ứng phân hủy

Bài 1. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng phân hủy?

A. $2KClO_3 overset {t^o} rightarrow 2KCl + 3O_2$

B. $CaO + CO_2 overset {t^o} rightarrow CaCO_3$

C. $2H_2 + O_2 overset {t^o} rightarrow H_2O$

D. $Fe + 2HCl overset {t^o} rightarrow FeCl_2 + H_2$

Đáp án: A

Bài 2. Chọn định nghĩa phản ứng phân huỷ đầy đủ nhất:

A. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra một chất mới.

B. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai chất mới.

C. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

D. Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học có chất khí thoát ra.

Đáp án: C

Bài 3. Chọn nhận xét đúng:

A. Phản ứng phân hủy là một dạng của phản ứng hóa học.

B. Phản ứng hóa hợp là phản ứng oxi hóa khử.

C. Phản ứng phân hủy là phản ứng sinh ra duy nhất 2 chất mới.

D. Cả A và C đều đúng.

Đáp án: A

Bài 4. Số sản phẩm tạo thành của phản ứng phân hủy là

A. 2 sản phẩm.

B. 3 sản phẩm.

C. 1 sản phẩm.

D. 2 hay nhiều sản phẩm.

Đáp án: D.

Bài 5. Cho các phản ứng sau:

1) $2FeCl_2 + Cl_2 → 2FeCl_3$

2) $CuO + H_2 overset {t^o} rightarrow Cu + H_2O$

3) $2KNO_3 overset {t^o} rightarrow 2KNO_2 + O_2 ↑$

4) $2Fe(OH)_3 overset {t^o} rightarrow Fe_2O_3 + 3H_2O$

5) $CH_4 + 2O_2 overset {t^o} rightarrow CO_2↑ + 2H_2O$

Số phản ứng phân hủy là:

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: B.

Lời giải: Các phản ứng phân hủy là 3, 4.

Bài 6. Nung đá vôi $CaCO_3$ thu được vôi sống CaO và khí cacbonic $CO_2$

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b. Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?

Lời giải:

a. Phương trình hóa học: $CaCO_3 overset {t^o} rightarrow CaO + CO_2↑$

b. Phản ứng nung vôi thuộc phản ứng phân hủy. Vì dưới tác động của nhiệt độ, từ một chất $CaCO_3$ (đá vôi) bị phân hủy thành hai chất: vôi sống (CaO) và khí cacbonic($CO_2$).