Câu hỏi: Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nào sau đây là quan trọng nhất
A. Cơ cấu lãnh thổ
B. Cơ cấu vùng kinh tế
Bạn đang xem: Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu nào sau đây là quan trọng nhất
C. Cơ cấu thành phần kinh tế
D. Cơ cấu ngành kinh tế
Đáp án đúng D.
Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành kinh tế là quan trọng nhất, bởi cơ cấu kinh tế là tổng thể mối quan hệ hữu cơ, phụ thuộc và quy định lẫn nhau cả về quy mô, và trình độ giữa các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế.
Lý giải việc chọn đáp án D là do:
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hệ cơ tương đối ổn định hợp thành.
– Nội dung chủ yếu của cơ cấu kinh tế là :
Xem thêm : Bột sắn dây nên uống sống hay chín để tốt cho sức khoẻ nhất?
+ Tổng thể của các bộ phận (thành phần) hợp thành.
+ Các mối quan hệ hữu cơ tương đối ổn định theo một tương quan hay tỉ lệ nhất định.
Cơ cấu ngành kinh tế
– Một số khái niệm:
+ Cơ cấu kinh tế là tập hợp tất cả các ngành hình thành nên nền kinh tế và các mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.
+ Cơ cấu ngành kinh tế là bộ phận cơ bản nhất của cơ cấu kinh tế.
– Cơ cấu kinh tế gồm 3 nhóm: Nông – lâm – ngư nghiệp (khu vực I), công nghiệp – Xây dựng (khu vực II) và dịch vụ (khu vực III).
Cơ cấu thành phần kinh tế
Xem thêm : Top 10 địa điểm hấp dẫn tại Miền Nam Việt Nam dành cho Việt Kiều
– Cơ sở hình thành: Hình thành trên cơ sở chế độ sở hữu bao gồm nhiều thành phần kinh tế có tác động qua lại với nhau.
– Phân loại: Kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Cơ cấu lãnh thổ
– Bao gồm: toàn cầu, khu vực, quốc gia, vùng.
– Có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với cơ cấu ngành.
Ba loại hình cơ cấu kinh tế trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó cơ cấu ngành kinh tế là tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia.
Quá trình phát triển kinh tế luôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ.
Tính chất bền vững của quá trình tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộc vào khả năng chuyển dịch cơ cấu ngành linh hoạt, phù hợp với việc khai thác được các tiềm năng và lợi thế tương đối cũng như các điều kiện bên trong và bên ngoài của nền kinh tế.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp