Trong nền kinh tế hàng hóa khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?

Câu hỏi:

Trong nền kinh tế hàng hóa khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ nào?

A.Nhu cầu có khả năng thanh toán

B.Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa

C.Nhu cầu của người tiêu dùng

D.Nhu cầu của mọi người

Đáp án đúng A.

Trong nền kinh tế hàng hóa khái niệm cầu được dùng để gọi tắt cho cụm từ Nhu cầu có khả năng thanh toán, cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Giải thích việc chọn đáp án đúng là A do:

Cầu là khối lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng cần mua trong một thời kì nhất định tương ứng với giá cả và thu nhập xác định.

Trên thị trường giả định không mua bán chịu mà mua bán trả tiền ngay. Trong điều kiện đó khái niệm cầu nói trên được hiểu là tên gọi tắt của nhu cầu có khả năng thanh toán tức là nhu cầu mà người tiêu dùng cần mua được bảo đảm bằng số lượng tiền mà họ sẵn có tương ứng.

Cung là khối lượng hàng hóa, dịch vụ hiện có trên thị trường và chuẩn bị đưa ra thị trường trong một thời kì nhất định, tương ứng với mức giá cả, khả năng sản xuất và chi phí sản xuất xác định.

Kinh tế hàng hóa là nền kinh tế có sự phân công lao động và trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người này với người khác.

– Biểu hiện của nội dung quan hệ cung – cầu

+ Cung – cầu tác động lẫn nhau.

Cầu tăng thì sản xuất mở rộng do đó cung tăng.

Cầu giảm thì sản xuất thu hẹp do đó cung giảm,

+ Cung – cầu ảnh hưởng đến giá cả thị trường.

Cung > cầu thì giá giảm

Cung

Cung = cầu thì giá cả = giá trị

+ Giá cả thị trường ảnh hưởng đến cung – cầu.

Giá tăng thì sản xuất mở rộng theo đó cung tăng.

Giá giảm thì sản xuất thu hẹp theo đó cung giảm.

Giá cả và cung tỉ lệ thuận với nhau

Giá tăng thì cầu giảm

Giá giảm thì cầu tăng

Do đó giá cả và cầu tỉ lệ nghịch với nhau.

Điều tiết cung – cầu trên thị trường thông qua pháp luật, chính sách nhằm cân đối lại cung – cầu ổn định giá cả và đời sống của nhân dân.