Quá trình đường phân xảy ra ở?

Câu hỏi:

Quá trình đường phân xảy ra ở?

A. Trên màng của tế bào.

B. Trong tế bào chất (bào tương).

C. Trong tất cả các bào quan khác nhau.

D. Trong nhân của tế bào.

Đáp án đúng B.

Quá trình đường phân xảy ra ở trong tế bào chất (bào tương), quá trình đường phân bao gồm nhiều phản ứng trung gian và enzim tham gia, năng lượng được tạo ra dần dần qua nhiều phản ứng, kết thúc quá trình đường phân thu được 2ATP và 2 NADH .

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B

– Hô hấp tế bào là quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 và H2O giải phóng năng lượng và chuyển hóa năng lượng đó thành năng lượng dự trữ dưới dạng ATP.

– Nơi diễn ra: Ti thể.

– Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng oxi hoá khử, mà trong đó là phân tử cacbonhidrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và chuyển thành dạng năng lượng dễ sử dụng trong các phân tử ATP.

– Các giai đoạn chính của quá trình hô hấp tế bào gồm: Đường phân, chu trình Crep, chuỗi truyền êlectron hô hấp.

+ Đường phân, nơi diễn ra: Tế bào chất.

Diễn biến: Quá trình đường phân bao gồm nhiều phản ứng trung gian và enzim tham gia; Năng lượng được tạo ra dần dần qua nhiều phản ứng. Đầu tiên glucôzơ được hoạt hóa sử dụng 2ATP.

+ Glucôzơ (6C) → 2 axit piruvic (3C) + 4ATP + 2NADH (1NADH = 3ATP)

NADH: Nicôtinamit ađênin đinuclêôtit.

Như vậy, kết thúc quá trình đường phân thu được 2ATP và 2 NADH .

+ Chu trình Crep, nơi diễn ra: Chất nền ti thể.

2 axit piruvic được chuyển từ tế bào chất vào chất nền của ti thể.

2 piruvic → 2 axêtyl-coA (2C) + 2NADH + 2CO2

Axêtyl-coA bị phân giải hoàn toàn → 4CO2 + 2 ATP + 6NADH + 2FADH2 (1FADH2 = 2ATP)

+ Chuỗi truyền êlectron hô hấp, nơi diễn ra: Màng trong ti thể

Nguyên liệu: NADP và FADH2.

Diễn biến: Electron chuyển từ NADH và tới O2 thông qua một chuỗi các phản ứng ôxi hóa khử kế tiếp nhau. Năng lượng được giải phóng từ quá trình ôxi hóa phân tử NADH và FADH2 tổng hợp nên ATP.

Sản phẩm: H2O và nhiều ATP.

– Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các nguyên liệu vô cơ.

– Có 2 nhóm chính:

+ Clorôphin (chất diệp lục): Có vai trò hấp thu quang năng.

+ Carôtenôit và phicôbilin (sắc tố): Bảo vệ diệp lục khỏi bị phân hủy khi cường độ ánh sáng quá cao.

Quang hợp được chia thành 2 pha: pha sáng và pha tối.

– Pha sáng là pha mà năng lượng ánh sáng được hấp thụ và chuyển thành năng lượng trong các phân tử ATP, NADH. Pha sáng còn được gọi là giai đoạn chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

– Pha tối: Trong pha tối, CO2 sẽ bị khử thành cacbohiđrat. Quá trình này còn được gọi là quá trình cố định CO2 vì nhờ quá trình này. các phân tử CO2 tự do được “cố định” lại trong các phân tử cacbohiđrat.