Thêm thông tin giảm 80%: Tại đây
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó, nói cách khác, đó chính là sự tiêu hao sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung.
Bạn đang xem: Định nghĩa và vai trò của lao động trừu tượng
Vai trò của lao động trừu tượng: Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa mới tạo ra giá trị của hàng hóa. Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa.
Xem thêm : Cảnh sát cơ động có được xử phạt vi phạm giao thông?
Lao động trừu tượng là lao động xã hội của người sản xuất hàng hoá không kể đến hình thức cụ thể của nó. Đó là sự hao phí sức lao động của người sản xuất hàng hoá nói chung về cơ bắp, thần kinh, trí óc. Lao động trừu tượng chính là lao động chung, đồng nhất của con người. Tuy nhiên,không phải sự tiêu hao sức lao động nào cũng là lao động trừu tượng; chỉ sự tiêu phí sứclao động của người sản xuất hàng hóa mới là lao động trừu tượng. Nếu lao động cụ thểtạo ra giá trị sử dụng thì lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hoá. Vì vậy, giá trịhàng hóa là lao động trừu tượng của người sản xuất kết tinh trong hàng hoá.Lao động trừu tượng là phạm trù lịch sử, chỉ có trong sản xuất và trao đổi hàng hóabởi vì, chỉ trong sản xuất và trao đổi hàng hóa mới cần quy các lao động khác nhau thành lao động chung, đồng nhất làm cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng khác nhau. Việc phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa có ý nghĩa rất to lớn, giúp cho lý luận giá trị – lao động của Mác có một cơ sở khoa học thực sự. Phát hiện về tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đã giải thích được những hiện tượng phức tạp diễn ra trong thực tiễn như sự vận động trái ngược khi khối lượng của cải vật chất ngày càng tăng lên, đi liền khối lượng giá trị của nó giảm xuống hay không thay đổi. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng là hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, phản ánh tính chất tư nhân và tính chất xã hội của một lao động thống nhất. Lao động cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của lao động sản xuất hàng hóa bởi việc sản xuất cái gì, ở đâu, bao nhiêu, bằng công cụ nào… là việc riêng của mỗi người. Ngược lại, lao động trừu tượng phản ánh tính chất xã hội của lao động sản xuất hàng hóa, bởi lao động của mỗi người là một bộ phận của lao động xã hội, nằm trong hệ thống phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã hội tạo ra sự liên hệ, phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất thông qua trao đổi. Việc trao đổi hàng hóa không thể căn cứ vào lao động cụ thể mà phải quy về lao động chung đồng nhất là lao động trừu tượng. Mâu thuẫn giữa lao động cụ thể và lao động trừu tượng xuất hiện khi sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra không phù hợp với nhu cầu xã hội, hoặc khi mức tiêu hao lao động cá biệt cao hơn mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận được. Khi đó sẽ có một số hàng hóa không bán được hoặc bán thấp hơn mức hao phí lao động đã bỏ ra, không đủ bù đắp chi phí. Nghĩa là có một số hao phí lao động cá biệt không được xã hội thừa nhận, hay nói khác đi, lao động tư nhân không trở thành lao động xã hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mầm mống của mọi mâu thuẫn trong nền sản xuất hàng hóa. Chính những mâu thuẫn đó làm cho sản xuất hàng hóa vừa vận động phát triển lại vừa tiềm ẩn khả năng khủng hoảng “sản xuất thừa”.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp