Trứng bắc thảo có nguồn gốc từ ẩm thực Trung Hoa nhưng từ khi được di nhập vào Việt Nam đã nhận được nhiều sự yêu thích nhờ hương vị đặc trưng. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu mời bạn cùng tìm hiểu trứng bắc thảo bao nhiêu calo cùng các thông tin thú vị khác về món ăn này.
Dinh dưỡng và tác dụng của trứng bắc thảo
Trước khi tìm hiểu sâu hơn về thắc mắc trứng bắc thảo bao nhiêu calo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về giá trị dinh dưỡng và công dụng mà loại trứng đặc biệt này mang lại. Trứng bắc thảo có nguồn gốc rất lâu đời, bắt nguồn từ ẩm thực Trung Hoa du nhập sang Việt Nam. Loại trứng này có màu sắc đặc trưng là màu đen sáng, kết cấu chắc, cứng, phần lòng trắng gần giống thạch và phần lòng đỏ dẻo thơm, khi ăn thấy rất béo và ngon.
Bạn đang xem: Trứng bắc thảo bao nhiêu calo? Cần cẩn trọng gì khi ăn
Nhờ màu sắc và hương vị đặc trưng mà trứng bắc thảo là món ăn được rất nhiều người yêu thích. Ngoài là món ăn ngon miệng, trứng bắc thảo còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g trứng bắc thảo có chứa:
- 1g carb;
- 9,6g chất béo;
- 9g protein;
- 529mg natri;
- 155mg kali;
- 619mg cholesterol.
Khi ăn trứng bắc thảo, bạn sẽ nhận được những tác dụng tuyệt vời với sức khỏe như:
- Hồng cầu được tăng sinh nhanh chóng, sản sinh hồng cầu mới, ngăn ngừa thiếu máu và khả năng cầm máu cũng hiệu quả hơn.
- Ăn trứng bắc thảo có thể giúp giải rượu nhanh hơn.
- Theo Đông y, trứng bắc thảo có tính mát nên khi ăn có thể giúp cơ thể giải nhiệt, chữa nhiệt miệng, nóng trong người.
- Theo nhiều nghiên cứu về dinh dưỡng cho thấy, trong trứng bắc thảo có chứa nhiều vitamin hỗ trợ hệ thống miễn dịch hoạt động khỏe mạnh, tăng sức đề kháng tự nhiên, chống lại các bệnh về thị giác như thoái hóa điểm vàng,…
- Trứng bắc thảo còn cung cấp lượng chất sắt lớn, phòng chống bệnh thiếu máu, hỗ trợ đưa oxy đi khắp cơ thể.
- Dùng trứng bắc thảo còn bổ sung selen giúp điều hòa huyết áp ổn định.
Trứng bắc thảo bao nhiêu calo? Ăn trứng bắc thảo có béo không?
Vấn đề calo luôn được nhiều người quan tâm, nhất là những người đang trong chế độ ăn giảm cân, giữ dáng. Việc tìm hiểu trứng bắc thảo bao nhiêu calo cũng giúp bạn hiểu hơn về thực phẩm này, từ đó có cách ăn, khối lượng ăn thích hợp với nhu cầu calo của bản thân.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, trong 100g trứng bắc thảo có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 183 calo, nhiều hơn những loại trứng gà, trứng vịt,… thông thường. Với 100g trứng bắc thảo tương đương khoảng 1.5 quả trứng bình thường khác.
Xem thêm : 19/3 cung gì? Giải mã tất tần tật tính cách, vận mệnh, tình yêu, sự nghiệp trong năm nay
Biết được trứng bắc thảo bao nhiêu calo, bạn có thắc mắc ăn trứng bắc thảo có gây béo không? Về vấn đề này, các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết thêm, trứng bắc thảo có lượng calo không quá cao nếu so sánh với lượng calo cần nạp trong ngày (khoảng 1800 – 2000 calo).
Đối với những người đang giảm cân, giữ dáng, lượng calo cần đảm bảo nạp trong ngày là khoảng 1500 – 1600 calo. Điều này tương đương với mỗi bữa chính, bạn cần nạp từ 500 – 550 calo. Vậy ăn khoảng 1 quả trứng bắc thảo vào bữa chính sẽ không làm bạn béo lên đâu nhé.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học còn cho biết, trong quá trình ủ trứng bắc thảo thành dạng thạch có rất nhiều khoáng chất được tạo thành, khi ăn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một thống kê còn chỉ ra được trứng bắc thảo có lợi cho người đang giảm cân nữa đấy.
Vậy nên ăn trứng bắc thảo thế nào để không béo? Trứng bắc thảo có khoảng 183 calo/100g trứng thành phẩm và có thể ăn từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi bữa 1 – 2 quả sẽ không gây tăng cân ngoài ý muốn. Với liều lượng ăn này, bạn sẽ không còn lo lắng ăn trứng bắc thảo làm mình mập lên. Trong khi ăn, bạn hãy kết hợp thêm rau xanh và hoa quả để cung cấp đầy đủ chất xơ, vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
Khi ăn trứng bắc thảo cần lưu ý gì?
Theo chia sẻ từ tiến sĩ Nguyễn Thị Vân Anh cho hay, trứng bắc thảo được tạo thành qua quá trình ủ lên men thời gian dài, một số chất cũng có tình trạng bị biến đổi so với ban đầu, hàm lượng vitamin cũng bị giảm đi nên không nên ăn quá thường xuyên hoặc ăn quá nhiều cùng lúc. Tốt nhất nên ăn có chừng mực, không quá 1 – 2 lần/tuần.
Đặc biệt với người già, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai, người có cơ địa nhạy cảm thì tuyệt đối không nên ăn trứng bắc thảo thường xuyên, rất dễ ảnh hưởng đến tiêu hóa, dẫn đến tình trạng tiêu chảy, đau bụng,… hoặc thậm chí ngộ độc thực phẩm.
Qua một cuộc nghiên cứu khác cho hay, trong trứng bắc thảo có chứa một lượng chì nhất định nên để tránh bị ngộ độc chì khi ăn trứng bắc thảo, bạn nên kiểm soát tốt hơn tần suất, số lượng trứng ăn mỗi lần.
Gợi ý một số món ngon từ trứng bắc thảo
Xem thêm : Top 12 sữa cho mẹ bầu 3 tháng đầu tốt hiện nay
Trong các món ăn, trứng bắc thảo là nguyên liệu làm tăng hương vị và khiến món ăn thêm đặc sắc hơn. Thông thường, trứng bắc thảo được dùng để chế biến món ăn với lượng vừa đủ, khẩu phần khoảng nửa quả trứng bắc thảo cho một người.
Súp cua trứng bắc thảo
Món ăn này có đầy đủ các chất dinh dưỡng như đạm, chất béo từ trứng bắc thảo, thịt cua, trứng gà, vitamin và khoáng chất từ rau củ, nấm, tinh bột từ ngô (bắp). Đây cũng là món ăn rất dễ làm tại nhà, dùng làm món ăn sáng hay ăn xế đều ngon, đủ no và nhiều dinh dưỡng.
Cháo thịt bằm và trứng bắc thảo
Nếu nhà bạn có người mới ốm dậy thì đây là món ăn bồi bổ sức khỏe, hương vị thơm ngon, dễ ăn bạn nên thử nấu tại nhà đấy. Bát cháo nóng hổi kết hợp với thịt bằm xào thơm cùng hành khô, hành phi thơm giòn, trứng bắc thảo béo nhẹ đặc trưng,… Tất cả những điều đặc biệt này khi kết hợp lại tạo nên món ăn vừa ngon lại vừa tốt cho sức khỏe.
Đậu hũ chiên trứng bắc thảo
Với món ăn này, bạn chỉ cần chiên trứng bắc thảo với đậu hũ non, thêm trứng đánh đều để kết dính 2 nguyên liệu trên lại là có ngay món ăn nóng hổi, ngon miệng. Đặc biệt khi kết hợp với chà bông và mỡ hành sẽ càng tăng thêm mũi thơm và độ hấp dẫn đấy, nồi cơm nhà bạn sẽ hết veo chỉ với món ăn đơn giản này, hãy thử ngay nhé.
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn biết được trứng bắc thảo bao nhiêu calo, đồng thời khám phá nhiều thông tin thú vị khác về loại thực phẩm này. Khi chọn mua trứng bắc thảo, bạn cần chọn nơi uy tín, chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo sức khỏe cho chính mình và người thân trong gia đình.
Hồng Nhung
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp