Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Hội nghị liên Bộ trưởng (HNBT) Ngoại giao – Kinh tế APEC lần thứ 10, ngày 15/11/1998, tại Kuala Lumpur, Malaysia; đánh dấu quá trình phát triển và mở rộng của Diễn đàn, đưa số thành viên của APEC lên 21 nền kinh tế. Đây là một dấu mốc quan trọng trong quá trình triển khai chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Bạn đang xem: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Khu vực APEC có ý nghĩa quan trọng, chiến lược đối với an ninh, phát triển của Việt Nam. APEC là diễn đàn quy tụ 15 trên 30 đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và là các đối tác kinh tế, thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam, chiếm hơn 77% thương mại, gần 81% đầu tư trực tiếp và hơn 85% du lịch. 13 trong 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đang triển khai/đàm phán/chờ phê chuẩn là với thành viên APEC. Trong đó, 17 trên tổng số 20 thành viên APEC là đối tác FTA của Việt Nam.
Trong gần 23 năm tham gia APEC, Việt Nam đã đóng góp tích cực chủ động đối với Diễn đàn APEC, góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác, liên kết kinh tế khu vực, duy trì vai trò của APEC là cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á – Thái Bình Dương.
Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017
Nổi bật nhất phải kể đến việc Việt Nam là một trong số không nhiều thành viên đã hai lần đảm nhiệm thành công vai trò chủ nhà APEC, vào các năm 2006 và 2017.
Hai là, Việt Nam là một trong những thành viên tích cực nhất trong đề xuất các sáng kiến và dự án, với hơn 100 dự án trên nhiều lĩnh vực. Nhiều sáng kiến do Việt Nam đề xuất được đánh giá thiết thực, đáp ứng quan tâm chung, nhất là về phát triển bao trùm, phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số, tạo thuận lợi thương mại điện tử qua biên giới, MSMEs xanh, bền vững và sáng tạo, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu, phát triển nông thôn và đô thị…
Ba là, Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong công tác điều hành hoạt động của APEC thông qua đảm nhiệm vị trí Giám đốc điều hành Ban Thư ký APEC (năm 2005 – 2006), Chủ tịch/Phó Chủ tịch nhiều Ủy ban và nhiều Nhóm công tác chủ chốt như Ủy ban thương mại và đầu tư, Ủy ban quản lý ngân sách, các Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế, đối phó với tình trạng khẩn cấp… Riêng trong giai đoạn 2016 – 2018, Việt Nam đã đảm nhiệm vai trò Chủ tịch, Phó Chủ tịch 18 Ủy ban, Nhóm công tác của APEC và ABAC, được các thành viên đánh giá cao.
Bốn là, vai trò của doanh nghiệp Việt Nam đối với hợp tác APEC ngày càng được đề cao. Doanh nghiệp của chúng ta đã tham gia và đóng góp tích cực, đề xuất nhiều khuyến nghị lên các nhà Lãnh đạo và các Bộ trưởng APEC. Đặc biệt, trong Năm APEC 2017, doanh nghiệp Việt Nam đã đóng góp trí tuệ, công sức và trực tiếp tham gia nhiều hoạt động, khẳng định sự trưởng thành, năng lực hội nhập, vai trò và trách nhiệm đối với hợp tác APEC cũng như liên kết kinh tế khu vực.
Xem thêm : Chân gà sốt Thái để được bao lâu trong tủ lạnh?
Kể từ sau khi đảm nhiệm thành công vai trò Chủ nhà APEC 2017, Việt Nam tiếp tục tham gia, đóng góp tích cực trong hợp tác APEC; thúc đẩy triển khai các kết quả quan trọng của APEC 2017, nhất là sáng kiến của ta về xây dựng Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Với vai trò Phó Chủ tịch Nhóm xây dựng Tầm nhìn APEC, Việt Nam đã chủ động tham gia dẫn dắt, điều phối quá trình xây dựng Báo cáo khuyến nghị của Nhóm Tầm nhìn APEC với tiêu đề “Người dân và thịnh vượng: Tầm nhìn APEC đến 2040”.
Với Tầm nhìn APEC đến năm 2040 được các nhà Lãnh đạo 21 nền kinh tế thành viên thông qua tại Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế APEC năm 2020, APEC đã hoàn tất thực hiện sáng kiến do Việt Nam khởi xướng và được thông qua tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 diễn ra tháng 11/2017 tại thành phố Đà Nẵng.
Để chuẩn bị cho Diễn đàn bước vào giai đoạn phát triển mới trong bối cảnh thế giới đang chuyển biến nhanh và sâu sắc dưới tác động của Cách mạng công nghệ 4.0, hiện APEC đang triển khai các chiến lược, chương trình hợp tác lớn gồm: Chiến lược tăng trưởng chất lượng đến 2020, Chương trình nghị sự mới về cải cách cơ cấu đến 2020, Lộ trình cạnh tranh dịch vụ đến 2025, Kế hoạch kết nối tổng thể đến 2025, Chương trình nghị sự phát triển bao trùm về kinh tế, tài chính, xã hội đến 2030, Khuôn khổ phát triển nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số đến 2025, Lộ trình La Serena về Phụ nữ và Tăng trưởng Bao trùm đến năm 2030.
Tại Hội nghị các Nhà Lãnh đạo kinh tế APEC năm 2020, các nhà Lãnh đạo APEC đã thông qua Tầm nhìn APEC đến năm 2040 về xây dựng khu vực châu Á – Thái Bình Dương mở, năng động, tự cường và hòa bình, vì sự thịnh vượng của tất cả người dân và các thế hệ tương lai, trên cơ sở thúc đẩy 3 trụ cột hợp tác về thương mại và đầu tư, đổi mới và số hóa, và tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, an toàn, bền vững và bao trùm. Tầm nhìn tiếp tục khẳng định các nguyên tắc tự nguyện, đồng thuận và không ràng buộc trên cơ sở hợp tác bình đẳng, chia sẻ trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau và vì lợi ích chung. Tầm nhìn nhấn mạnh vai trò hàng đầu của APEC và cam kết nâng cao hiệu quả hoạt động và vai trò quản trị toàn cầu của APEC.
Trong vai trò chủ nhà, New Zealand đề xuất chủ đề của Năm APEC 2021“Cùng Phối hợp, Cùng Hành động, Cùng Tăng trưởng” (Join, Work,Grow. Together), với 03 ưu tiên, gồm: Chính sách kinh tế, thương mại,các biện pháp kinh tế vĩ mô và cải cách cơ cấu, thương mại và đầu tư tự do và mở, tạo thuận lợi cho thương mại và kết nối; Đẩy mạnh bền vững và bao trùm, thúc đẩy phục hồi bao trùm và bền vững, hỗ trợ đối tượng dễ bị tổn thương trong đó có người bản địa; Thúc đẩy sáng tạo và số hóa, công nghệ xanh, cơ sở hạ tầng số và bao trùm số, kinh doanh và thương mại được tạo thuận lợi bởi số, cải cách cơ cấu, đổi mới sáng tạo.
Một trong những trọng tâm hợp tác của Năm APEC 2021 là xây dựng Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040. Các thành viên đề cao vai trò của APEC, nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của việc thông qua Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040 tại Tuần lễ Cấp cao năm nay. Kế hoạch dự kiến bao gồm 03 phần chính: Mục tiêu, cam kết hành động của riêng từng nền kinh tế và cam kết hành động chung đối với 03 động lực là: thúc đẩy kinh tế, thương mại và đầu tư; đổi mới sáng tạo và số hóa; và tăng trưởng mạnh mẽ, cân bằng, bảo đảm, bền vững và bao trùm; Đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động APEC với vai trò là một thể chế với các mục tiêu cụ thể đến năm 2025; Rà soát và đổi mới kế hoạch hành động và kết quả thực hiện: giám sát các mục tiêu hàng năm; rà soát 5 năm thực hiện các cam kết; rà soát giữa kỳ các mục tiêu và hành động.
Trong bối cảnh dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, New Zealand đã quyết định tổ chức tất cả hoạt động trong năm 2021 dưới hình thức trực tuyến, gồm: Tuần lễ Cấp cao lần thứ 28, 7 hoạt động cấp Bộ trưởng (Tài chính, thương mại, cải cách cơ cấu, an ninh lương thực, doanh nghiệp vừa và nhỏ, phụ nữ và kinh tế), 5 đợt hội nghị các quan chức cao cấp (SOM).
Đáng chú ý, Niu Di-lân đã có sáng kiến tổ chức thêm 01 Cuộc họp không chính thức của các Nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC, được tổ chức dưới hình thức trực tuyến vào ngày 16/7/2021 với chủ đề “Ứng phó đại dịch COVID-19, đâu là cơ hội của châu Á – Thái Bình Dương hợp tác vượt qua khủng hoảng y tế, đẩy nhanh phục hồi kinh tế, đặt nền tảng cho tương lai tốt đẹp hơn?”. Kết thúc cuộc họp, các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC đã nhất trí thông qua Tuyên bố chung về “Vượt qua COVID-19 và đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế” và nhất trí bốn định hướng hành động của APEC trong thời gian tới, gồm: Ủng hộ chia sẻ vắc-xin giữa các nền kinh tế; kêu gọi chuyển giao công nghệ, củng cố hệ thống y tế tự cường nhằm ứng phó với khủng hoảng hiện nay và trong tương lai; Tăng cường triển khai các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách hỗ trợ phụ nữ và doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), ứng phó biến đổi khí hậu… nhằm tạo việc làm, nâng cao năng suất kinh tế, đổi mới sáng tạo, góp phần tạo thuận lợi cho quá trình phục hồi kinh tế; Đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số và thu hẹp khoảng cách số, trong đó có các giải pháp tăng cường kĩ năng số cho người lao động để tham gia vào thị trường lao động mới; Tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá và dịch vụ, đảm bảo chuỗi cung ứng vận hành thông suốt và hỗ trợ quá trình phân phối vắc-xin; mở cửa cho việc đi lại qua biên giới nhưng bảo đảm an toàn y tế.
Kể từ khi đại dịch bùng phát, APEC đã sớm thúc đẩy triển khai nhiều biện pháp cụ thể trên nhiều lĩnh vực hợp tác như: lập trang thông tin chia sẻ kinh nghiệm ứng phó dịch bệnh; gia tăng nguồn lực tài chính để hỗ trợ triển khai các sáng kiến mới về ứng phó đại dịch và phục hồi kinh tế; tăng cường chia sẻ thông tin và phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài chính để vượt qua khủng hoảng; hỗ trợ các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong đại dịch bảo đảm không ai bị bỏ lại phía sau;… Chỉ trong vòng 12 tháng qua, các Bộ trưởng Kinh tế – Thương mại APEC đã có 3 Tuyên bố riêng về Tạo thuận lợi lưu thông hàng hóa thiết yếu, Tăng cường dịch vụ hỗ trợ lưu thông hàng hóa thiết yếu, và Bảo đảm chuỗi cung ứng vắc-xin trong khu vực với nhiều cam kết cụ thể.
Xem thêm : Biển báo Giao nhau với đường không ưu tiên W.207b
Việt Nam đã chủ động tham gia đề xuất nhiều giải pháp nhằm tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, bảo đảm thị trường xuất nhập khẩu của các nền kinh tế trong khu vực; thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp chính sách trong triển khai các giải pháp kinh tế, tài chính để vượt qua khủng hoảng; tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp và người dân (nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa và siêu nhỏ và các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong xã hội) vượt qua giai đoạn khó khăn và nâng cao khả năng thích ứng trong tình hình mới.
Đặc biệt, Việt Nam hiện là một trong những thành viên đi đầu thúc đẩy APEC cam kết hợp tác chia sẻ vắc-xin, bảo đảm phân phối và tiếp cận vắc-xin bình đẳng, hiệu quả và chi phí hợp lý; đồng thời, kêu gọi các thành viên cam kết tự nguyện chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin nhằm mở rộng quy mô sản xuất và cung ứng vắc-xin, hướng tới miễn dịch cộng đồng.
Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 28 có chủ đề “Phối hợp trong APEC nhằm đẩy mạnh phục hồi kinh tế hậu COVID-19; Các cơ hội và thách thức chủ yếu trong thế giới hậu COVID và làm thế nào để bảo đảm các thành quả được chia sẻ đồng đều tới toàn bộ người dân trong hiện tại và tương lai”, tập trung thảo luận 02 nội dung: Triển vọng kinh tế toàn cầu; và Hợp tác phục hồi sau đại dịch.
Hội nghị dự kiến thông qua 02 văn kiện là Tuyên bố Hội nghị các nhà Lãnh đạo kinh tế châu Á – Thái Bình Dương lần thứ 28 và Kế hoạch triển khai Tầm nhìn APEC đến năm 2040.
Hội nghị Thượng đỉnh doanh nghiệp APEC sẽ diễn ra ngày 11 – 12/11, theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp, với sự tham dự của khoảng 4500 đại biểu là lãnh đạo các doanh nghiệp hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hội nghị gồm 9 phiên thảo luận về các chủ đề: Tình hình thế giới; Phục hồi trong và sau đại dịch; Các cơ hội từ gián đoạn kỹ thuật số; Phát triển bền vững và biến đổi khí hậu; Tương lai năng lượng; Sức mạnh của niềm tin; Ưu tiên của doanh nghiệp trong thời gian tới; Công nghệ và đổi mới sáng tạo; và Hướng tới tương lai.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ phát biểu ghi hình trước tại Phiên thảo luận về phát triển bền vững và biến đổi khí hậu (từ 08.30 – 09.30, ngày 11/11/2021).
Đối thoại giữa Lãnh đạo các nền kinh tế APEC với Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC có chủ đề “Con người, Trái đất và Sự thịnh vượng”, bao gồm 02 phiên: Phiên toàn thể với sự tham gia của các nhà Lãnh đạo APEC và 63 thành viên ABAC, trong đó Thủ tướng Niu Di-lân và Chủ tịch ABAC sẽ phát biểu; Phiên đối thoại theo nhóm Đối thoại xoay quanh 02 chủ đề: “Đối với ABAC, ưu tiên hàng đầu là kiểm soát được dịch COVID-19 thông qua phổ cập tiêm chủng vắc-xin, thúc đẩy phục hồi kinh tế và mở cửa lại biên giới một cách an toàn khi điều kiện cho phép. Vậy đâu là những vấn đề quan trọng nhất cần lưu ý khi chúng ta thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế và tái thiết lại nền kinh tế – thương mại của khu vực?”; và “Đại dịch COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng đến những nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất trong cộng đồng. ABAC tin rằng để bảo đảm cho tương lai, chúng ta phải củng cố nền tảng đã mất và khai thác tiềm năng của những nhóm yếu thế. Chúng ta cũng đang đối mặt với những thay đổi khí hậu ngày càng nguy hiểm và nhu cầu cần phải chuyển đổi sang nền kinh tế các-bon thấp. Trong bối cảnh đó, chúng ta cần làm gì để giải quyết các thách thức về bao trùm và bền vững này?”.
Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế lần thứ 32 bao gồm 02 phiên về: Thương mại là động lực thúc đẩy phục hồi kinh tế; Hợp tác kinh tế – kỹ thuật là công cụ thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Dự kiến Hội nghị liên Bộ trưởng sẽ thông qua Tuyên bố chung và 02 phụ lục; Báo cáo tóm tắt về Rà soát giữa kỳ việc thực hiện Lộ trình Cạnh tranh dịch vụ trong APEC; và Danh sách tham khảo về hàng hoá dịch vụ môi trường.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp