Truyền nước hoa quả có tác dụng gì?

Video truyền nước trái cây có tác dụng gì

Truyền nước hoa quả có tác dụng gì? Quy trình truyền và những lưu ý quan trọng là nội dung của bài viết này.

Khái niệm của truyền nước hoa quả

Truyền nước hoa quả là một phương pháp đưa dung dịch chứa các vitamin và dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch vào trong cơ thể. Việc này giúp bổ sung năng lượng và hỗ trợ điều trị cho những trường hợp thiếu hụt vitamin nặng, đặc biệt là trong trường hợp người bệnh không thể ăn uống và không hấp thụ được thức ăn.

Các dung dịch truyền nước hoa quả thường chứa các acid amin, vitamin B và vitamin C, như Dextrose, Thiamine Hydrochloride, D-Panthenol, Nicotinamide, Axit ascorbic, Riboflavin và Pyridoxine Hydrochloride.

Đối tượng truyền nước hoa quả thường là các bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật, người gầy yếu bị suy nhược cơ thể hoặc suy nhược thần kinh, trẻ em còi cọc kém phát triển hay người già ốm yếu.

Vậy truyền nước hoa quả có tác dụng lớn đến sức khỏe nhưng phải theo chỉ định từ các chuyên gia y tế cũng như tùy thuộc vào từng trường hợp và mục đích sử dụng. Việc tự ý sử dụng truyền nước hoa quả có thể gây hại và không mang lại hiệu quả như mong muốn

Các bước thực hiện truyền nước hoa quả

Để truyền nước hoa quả có tác dụng tốt thì bệnh nhân cần chọn cơ sở y tế đảm bảo chất lượng. Quy trình truyền dịch rất quan trọng để đạt được công dụng như mong muốn thì cần nắm rõ từng bước:

  • Vệ sinh cá nhân: Trước khi bắt đầu truyền nước hoa quả thì bệnh nhân nên đi vệ sinh để quá trình truyền được hiệu quả và nhanh chóng.
  • Kiểm tra chai dịch truyền: Bác sĩ sẽ xác nhận thông tin in trên nhãn của chai dịch truyền, bao gồm loại dịch, dung tích và thời gian sử dụng.
  • Gắn lồng treo và mở nắp chai truyền: Sau khi kiểm tra chai dịch truyền, bác sĩ sẽ gắn lồng treo và mở nắp chai truyền để chuẩn bị cho quá trình truyền.
  • Cắm đầu dây truyền vào chai: Bác sĩ sẽ cắm 1 đầu dây truyền vào chai và đẩy hết khí ra bên ngoài.
  • Cho dịch chảy xuống bồn hạt đậu: Bóp đầu cao su để dịch chảy xuống bồn hạt đậu đến khi hết khí thì khóa lại. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể pha thêm thuốc vào chai nước truyền.
  • Lấy ven và thực hiện truyền dịch: Bệnh nhân nằm đúng tư thế theo như bác sĩ hướng dẫn để bác sĩ lấy ven sau đó bắt đầu thực hiện truyền dịch.
  • Kê tấm lót nhỏ hoặc gối cao su: Để tránh tắc vùng dịch chảy, có thể kê tấm lót nhỏ hoặc gối cao su để giúp dịch chảy một cách suôn sẻ hơn.
  • Điều chỉnh tốc độ truyền dịch: Tốc độ truyền không được vượt quá 40 – 60 giọt/phút, với mỗi lần truyền từ 500 – 1000ml qua đường tĩnh mạch.
Truyền nước hoa quả có tác dụng gì? 1Quá trình truyền nước hoa quả cần phải có sự theo dõi của bác sĩ

Truyền nước hoa quả có tác dụng gì?

Truyền dịch đạm hoa quả qua tĩnh mạch là một phương pháp bổ sung vitamin và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho cơ thể. Điều này giúp cải thiện chức năng miễn dịch, hỗ trợ sự phục hồi sau phẫu thuật, tăng cường sức khỏe tổng thể và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, truyền dịch đạm hoa quả qua tĩnh mạch cũng có thể giúp duy trì tình trạng dinh dưỡng cho những người không thể ăn uống được, giảm thiểu tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc kháng sinh và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp này cần được thực hiện dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả tối đa.

Truyền nước hoa quả có tác dụng gì? 2Bệnh nhân sau phẫu thuật hoặc điều trị bệnh có thể truyền nước hoa quả để nâng cao sức đề kháng

Những lưu ý quan trọng khi truyền nước hoa quả

Như trên thì truyền nước hoa quả có tác dụng lớn đối với sức khỏe của người bệnh, đặc biệt là những người có sức khỏe yếu, đề kháng giảm sút, chán ăn, mệt mỏi hay người bệnh sau khi phẫu thuật. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo hiệu quả và an toàn cho sức khỏe người bệnh thì bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Chỉ truyền cho những bệnh nhân được bác sĩ chỉ định.
  • Áp dụng đối với trường hợp sức khỏe kém, thiếu hụt dưỡng chất.
  • Nếu cơ thể đang mệt mỏi thì không được truyền vì dễ gây tác dụng phụ và biến chứng xấu.
  • Có thể xảy ra sốc phản vệ khi truyền nước nên cần quan sát kỹ trong quá trình truyền.
  • Không nên truyền trong thời gian dài vì dễ gây phù tim, thận.
  • Trẻ nhỏ tuyệt đối không nên lạm dụng truyền nước hoa quả.
  • Người cao tuổi có chức năng gan thận kém cũng khuyến khích không áp dụng vì có khả năng gặp nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Những bệnh nhân bị các bệnh như viêm màng não, viêm phổi thì không nên truyền sẽ làm gia tăng áp lực cho tim phổi.
  • Tuyệt đối không sử dụng lại dịch cũ đã truyền.
Truyền nước hoa quả có tác dụng gì? 3Bệnh nhân lớn tuổi không nên truyền nước hoa quả vì dễ gây tác dụng phụ

Với sự tiện lợi và hiệu quả của việc truyền nước hoa quả qua tĩnh mạch, phương pháp này đang được áp dụng rộng rãi trong điều trị bệnh nhân có sức khỏe suy yếu cũng như các bệnh lý khác. Tuy nhiên, cần có sự chú ý đến các yếu tố như liều lượng, tốc độ truyền và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất cho quá trình điều trị đồng thời cần được thực hiện dưới sự giám sát và chỉ định đúng đắn từ bác sĩ. Chỉ khi áp dụng đúng cách, truyền nước hoa quả mới có tác dụng tốt cho sức khỏe.

Hoàng Trang

Nguồn tham khảo: Chaobacsi.com.vn