Tư bản bất biến (constant capital) là khái niệm của Mác dùng để chỉ tư liệu sản xuất, nguyên liệu – những thứ không làm tăng giá trị sản lượng vì giá trị được định nghĩa là lượng lao động xã hội cần thiết vật hóa trong sản lượng.
Có thể bạn quan tâm
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Bạn đang xem: Tư bản bất biến là gì?
Xem thêm : Trà bí đao có tác dụng gì? Uống trà bí đao có tốt không?
Tư bản bất biến mang những đặc điểm sau:
- Là một bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thức tư liệu sản xuất và không thay đổi lượng giá trị trong quá trình sản xuất.
- Nhằm phân tích một cách khoa học bản chất bóc lột tư bản chủ nghĩa, Mác là người đầu tiên phân chia tư bản thành tư bản bấy biến và tư bản khả biến. Cơ sở của sự phân chia này là không phải toàn bộ tư bản mà chỉ có một bộ phận tư bản dùng để trả công cho sức lao động mới là nguồn gốc sinh ra giá trị thặng dư và làm tăng thêm tư bản.
- Giá trị của tư bản bất biến được lao động cụ thể của công nhân chuyển hóa dần dần từng phần vào hàng hoá mới được sản xuất ra, theo mức độ hao mòn của tư liệu sản xuất trong quá trình lao động.
- Tư bản không phải là nguồn gốc của giá trị thặng dư, mà là điều kiện để tạo ra giá trị thặng dư và để nhà tư bản thu giá trị thặng dư.
- Từng bộ phận của tư bản bất biến chuyển giá trị của mình một cách khác nhau vào hàng hoá vừa mới làm ra. Theo tính chất chu chuyển, một bộ phận tư bản bất biến (nhà xưởng, thiết bị và máy móc) hình thành nên tư bản cố định được sử dụng trong nhiều chu kì sản xuất thì chuyển dần từng phần giá trị của mình. Bộ phận tư bản bất biến khác (nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ) hình thành nên một bộ phận của tư bản lưu động thì bị tiêu dùng hoàn toàn qua một thời kì sản xuất trong quá trình sản xuất hàng hoá và chuyển toàn bộ giá trị của mình vào sản phẩm vừa mới làm ra.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp